Khi đang sinh sống hoặc chờ thẻ xanh tại Mỹ, việc cần rời khỏi nước này vì lý do cá nhân hay công việc là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu không chuẩn bị đúng loại Travel Document, bạn có thể gặp rắc rối khi quay lại hoặc thậm chí bị xem là từ bỏ hồ sơ định cư. Mẫu đơn I-131 là biểu mẫu quan trọng giúp bạn xin phép rời Mỹ một cách hợp pháp mà không làm gián đoạn tình trạng di trú.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ từng loại giấy tờ đi lại trong mẫu I-131, ai cần nộp, cách điền đúng theo chuẩn USCIS 2025 và những điều cần tránh để bảo vệ quyền lợi cư trú của mình.

Mẫu đơn I-131 là gì?

Mẫu đơn I-131 – tên đầy đủ là Application for Travel Document – là biểu mẫu chính thức do USCIS phát hành, dùng để xin một trong các loại giấy tờ đi lại hợp pháp trong hoặc ngoài nước Mỹ mà không làm ảnh hưởng đến tình trạng di trú của đương đơn.

Tải mẫu đơn I-131 (PDF trực tiếp từ USCIS)

mau don i 131
Mẫu đơn I-131 – Application for Travel Document – là loại giấy tờ đi lại hợp pháp trong hoặc ngoài nước Mỹ

Theo USCIS, I-131 được dùng để xin các loại tài liệu sau:

  • Advance Parole Document – Cho phép đương đơn tạm thời ra khỏi Mỹ trong thời gian chờ duyệt hồ sơ định cư (đặc biệt là người nộp đơn I-485).
  • Reentry Permit – Dành cho thường trú nhân (có thẻ xanh) muốn rời Mỹ trong thời gian dài (trên 1 năm).
  • Refugee Travel Document – Dành cho người đang có quy chế tị nạn hoặc đã được chấp thuận tị nạn tại Mỹ.
  • TPS Travel Authorization Document – Cho người có tình trạng Bảo vệ Tạm thời (TPS).
  • Parole Document – Cho người ngoài nước Mỹ cần vào Mỹ vì lý do nhân đạo hoặc lợi ích công cộng.
  • Arrival/Departure Record – Cho các trường hợp xin parole tại chỗ (parole in place) hoặc xin gia hạn thời gian tạm trú đặc biệt tại Mỹ (re-parole).

Việc sử dụng đúng mục đích và chọn đúng loại Travel Document trong mẫu I-131 là điều kiện quan trọng để:

  • Tránh bị xem là “từ bỏ tình trạng thường trú” (đối với thẻ xanh Mỹ).
  • Tránh bị từ chối quay lại Mỹ sau khi đi ra nước ngoài.
  • Bảo vệ tiến trình điều chỉnh tình trạng di trú (đặc biệt với hồ sơ I-485 đang chờ xử lý).

Lưu ý: Nếu không nộp mẫu I-131 trước khi rời Mỹ, người đang chờ thẻ xanh có thể bị coi là từ bỏ hồ sơ định cư. USCIS khuyến cáo nộp đơn ít nhất 90 ngày trước ngày dự định xuất cảnh.

Xem thêm: Có thẻ xanh Mỹ về Việt Nam được bao lâu?

Phân biệt 3 loại Travel Document từ mẫu I-131

Mẫu đơn I-131 không chỉ là “giấy xin phép được đi nước ngoài” – mà là biểu mẫu chính thức giúp USCIS cấp 3 loại tài liệu đi lại (Travel Document) khác nhau, tùy vào tình trạng cư trú của bạn. Dưới đây là sự khác biệt rõ ràng giữa 3 loại này:

Tiêu chíAdvance Parole (Giấy phép tái nhập cảnh tạm thời)Reentry Permit (Giấy phép tái nhập cảnh dài hạn)Refugee Travel Document (Hộ chiếu tị nạn)
Đối tượngNgười đang nộp I-485 (xin thẻ xanh), DACA, TPS, v.v.Thường trú nhân (thẻ xanh 2 năm hoặc 10 năm)Người có tình trạng tị nạn hoặc asylee
Tình trạng cư trú yêu cầuĐang điều chỉnh tình trạng, chưa là thường trú nhânĐã là thường trú nhân hợp phápTị nạn, asylee hoặc thẻ xanh từ diện tị nạn
Mục đích sử dụngRời Mỹ khi đang chờ thẻ xanh nhưng muốn quay lại hợp phápTránh bị xem là bỏ thẻ xanh khi ở ngoài Mỹ >12 thángĐi lại quốc tế khi không có hộ chiếu hợp lệ
Thời gian xử lý (ước tính)2–5 tháng3–6 tháng (phải sinh trắc học tại Mỹ)3–6 tháng (cần sinh trắc học trước khi rời Mỹ)
Hiệu lực tài liệuThường 1 năm hoặc theo thời hạn hồ sơ I-485Tối đa 2 năm (1 năm nếu đã ở ngoài Mỹ >4/5 năm gần đây)1 năm (không gia hạn)
Nộp đơn khi nàoTrước khi rời Mỹ khi đang chờ I-485Khi đang có mặt tại MỹTrước khi rời Mỹ (khuyến nghị)
Cảnh báo quan trọngRời Mỹ khi chưa được cấp Advance Parole = bị huỷ I-485Không có Reentry Permit = dễ bị nghi ngờ bỏ thẻ xanhKhông nên quay lại quốc gia từng xin tị nạn

Ai nên nộp mẫu I-131?

Mẫu đơn I-131 không phải là thủ tục bắt buộc cho tất cả, nhưng là “bảo hiểm pháp lý” cực kỳ quan trọng đối với người đang trong quá trình xin thẻ xanh, có tình trạng tị nạn hoặc dự định rời Mỹ dài hạn.

  • Người đang nộp đơn I-485 (Adjustment of Status): Nếu bạn đang chờ duyệt hồ sơ xin thẻ xanh trong nước Mỹ, việc rời khỏi Mỹ mà không có Advance Parole sẽ khiến đơn I-485 bị xem là tự ý hủy bỏ. Do đó, bạn cần nộp I-131 để xin Advance Parole trước khi đi nước ngoài. Advance Parole không thay thế hộ chiếu, nhưng cho phép bạn trở lại Mỹ hợp pháp trong thời gian hồ sơ vẫn đang được xét.
  • Thường trú nhân có kế hoạch rời Mỹ dài hạn (trên 1 năm): Nếu bạn đã có thẻ xanh nhưng cần ở nước ngoài trên 12 tháng, bạn nên xin Reentry Permit bằng cách nộp mẫu I-131. Loại giấy này giúp bạn quay lại Mỹ mà không bị xem là từ bỏ tình trạng thường trú. Nếu không có Reentry Permit và ở ngoài Mỹ quá lâu, bạn có thể bị từ chối nhập cảnh vì lý do “đã bỏ thẻ xanh”.
  • Người tị nạn hoặc có quy chế asylee tại Mỹ: Bạn cần có Refugee Travel Document nếu muốn ra nước ngoài và quay lại Mỹ một cách hợp pháp. Nếu rời Mỹ mà không có loại giấy này, bạn có thể mất tư cách tị nạn. Cần đặc biệt tránh về quốc gia nơi từng xin tị nạn – có thể bị xem là “tự nguyện quay lại” và bị rút quy chế bảo vệ.
  • Người có tình trạng TPS (Temporary Protected Status): Người được bảo vệ tạm thời theo chương trình TPS cũng cần xin Travel Authorization Document để đi lại quốc tế. Nếu rời Mỹ không có giấy phép, bạn có thể mất tình trạng hợp pháp.
  • Người thuộc chương trình DACA, DED, hoặc các diện được hoãn trục xuất: Chỉ được phép rời Mỹ vì lý do nhân đạo, học tập hoặc công việc – và bắt buộc phải có Advance Parole. Việc xuất cảnh không có giấy tờ phù hợp có thể khiến bạn bị chấm dứt tình trạng DACA/DED.

Hướng dẫn điền mẫu đơn I-131 chuẩn USCIS [Cập nhật 2025]

Part 1: Application Type

Câu 1. Tích chọn nếu bạn là thường trú nhân hợp pháp hoặc có điều kiện và đang xin Reentry Permit.

Câu 2. Tích chọn nếu bạn có tình trạng tị nạn (refugee) hoặc được bảo vệ (asylee) và xin Refugee Travel Document.

Câu 3. Tích chọn nếu bạn là thường trú nhân hợp pháp dựa trên tình trạng tị nạn hoặc được bảo vệ trước đó và xin Refugee Travel Document.

Câu 4. Tích chọn nếu bạn đang được bảo vệ diện TPS. Nhập mã số hồ sơ I-821 gần nhất đã được chấp thuận.

Câu 5. Tích chọn nếu bạn đang ở Mỹ và xin Advance Parole (tạm tha rời Mỹ). Chọn mục phù hợp:

  • A. Nếu đang nộp I-485 (điều chỉnh tình trạng).
  • B–M. Chọn đúng diện của bạn: I-589, TPS, DACA, T/U Visa, DED, CAM, CNMI, hoặc “Other” nếu không thuộc diện trên.

Câu 6. Tích nếu đang ở ngoài Mỹ và xin giấy tạm tha nhập cảnh đầu tiên (initial parole). Chọn đúng chương trình (FWVP, IMMVI, FRTF…), nếu không thuộc diện nào thì chọn “Other” và mô tả rõ.

Câu 7. Tích nếu đang xin initial parole nhưng không theo chương trình cụ thể. Áp dụng cho trường hợp đặc biệt theo hướng dẫn riêng của USCIS.

Câu 8. Tích nếu xin cấp Parole in Place (PIP) khi đang ở Mỹ. Áp dụng cho thân nhân của quân nhân Mỹ (đang hoặc từng phục vụ).

Câu 9. Tích nếu xin Parole in Place nhưng không theo chương trình cụ thể. Áp dụng cho diện đặc biệt không nằm trong danh sách USCIS quy định sẵn.

Câu 10. Tích nếu xin re-parole (gia hạn parole) và đã từng được cấp Parole hoặc Parole in Place. Chọn đúng diện: FRP, IMMVI, FWVP, CAM, FRTF, v.v.

Câu 11. Tích nếu bạn từng được cấp parole nhưng không thuộc chương trình cụ thể và muốn xin gia hạn (re-parole).

Câu 12. Nếu chọn mục 10 hoặc 11, điền ngày hết hạn của Parole hiện tại ghi trên mẫu I-94.

Câu 13. Tích “Yes” nếu bạn có hoặc từng có tình trạng refugee, hoặc được cấp thẻ xanh từ tình trạng này. Nếu không, chọn “No”.

huong dan dien don i 131 1
Part 1: Application Type

Part 2: Information About You

Câu 1. Ghi họ (Last Name), tên (First Name), và tên đệm (nếu có) đúng như trên hộ chiếu hoặc giấy tờ chính thức.

Câu 2. Nếu bạn từng dùng tên khác (tên khai sinh, tên sau kết hôn, biệt danh pháp lý…), điền vào. Nếu không có, để trống.

Câu 3. Ghi địa chỉ thư tín hiện tại, nơi USCIS sẽ gửi giấy tờ. Nếu đang dùng địa chỉ của người thân/luật sư, điền tên họ vào dòng “In Care Of Name”.

Câu 4. Ghi địa chỉ cư trú thực tế nếu khác với địa chỉ thư tín ở Mục 3. Nếu giống, có thể để trống.

Câu 5. Nếu có A-Number (thường bắt đầu bằng chữ “A”), điền vào. Nếu không, để trống.

Câu 6. Ghi rõ quốc gia nơi bạn sinh ra.

Câu 7. Ghi quốc tịch hiện tại.

Câu 8. Chọn giới tính của bạn.

Câu 9. Ghi ngày sinh theo định dạng mm/dd/yyyy.

Câu 10. Nếu có số an sinh xã hội Mỹ (SSN), điền vào. Nếu không, để trống.

Câu 11. Nếu có tài khoản USCIS Online, điền số tài khoản. Nếu không, để trống.

Câu 12. Điền loại visa hoặc tình trạng nhập cư hiện tại (ví dụ: F-1, B2, TPS, v.v.).

Câu 13. Ghi số trên mẫu I-94 gần nhất (Arrival/Departure Record), nếu có.

Câu 14. Ghi ngày hết hạn lưu trú được ghi trên mẫu I-94, nếu có.

Câu 15. Nếu có số eMedical Parolee ID (USPID), điền vào. Nếu không có, để trống.

Thông tin người khác (chỉ điền nếu bạn nộp đơn thay người khác):

Câu 16–19: Ghi họ tên, ngày sinh, nơi sinh của người bạn đại diện nộp hồ sơ.

Câu 20–23: Ghi quốc tịch, số điện thoại, email, và A-Number (nếu có) của người đó.

Câu 24–25: Ghi địa chỉ thư tín và địa chỉ cư trú thực tế của người đó.

Câu 26. Ghi loại visa/tình trạng nhập cư hiện tại của họ (Class of Admission).

Câu 27. Ghi số I-94 gần nhất của người đó (nếu có).

huong dan dien don i 131 2
Part 2: Information About You

Part 3: Biographic Information (Gồm 6 câu)

Câu 1. Ethnicity (Dân tộc) Chọn 1 ô duy nhất:

  • Hispanic or Latino: nếu bạn có nguồn gốc từ các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha như Mexico, Cuba, Puerto Rico…
  • Not Hispanic or Latino: nếu bạn không thuộc nhóm trên.

Câu 2. Race (Chủng tộc) Có thể chọn nhiều ô, nếu bạn thuộc nhiều nhóm chủng tộc:

  • American Indian or Alaska Native
  • Asian (gồm cả Việt Nam)
  • Black or African American
  • Native Hawaiian or Other Pacific Islander
  • White

Câu 3. Height (Chiều cao)

Ghi chiều cao tính theo feet và inches (1 inch ≈ 2.54 cm). Ví dụ: 5 feet 7 inches = 170 cm.

Câu 4. Weight (Cân nặng)

Ghi cân nặng tính bằng pounds (lbs). Ví dụ: 150 lbs ≈ 68 kg.

Câu 5. Eye Color (Màu mắt)

Chọn 1 ô duy nhất mô tả đúng nhất màu mắt hiện tại: Black, Blue, Brown, Gray, Green, Hazel, Maroon, Pink, Unknown/Other.

Câu 6. Hair Color (Màu tóc)

Chọn 1 ô duy nhất: Bald (hói), Black, Blond, Brown, Gray, Red, Sandy, White, hoặc Unknown/Other nếu tóc nhuộm nhiều màu khó xác định.

huong dan dien don i 131 3
Part 3: Biographic Information

Part 4: Processing Information

Câu 1. Nếu người nhận Travel Document đang trong thủ tục trục xuất, loại trừ, hoặc đã bị lệnh trục xuất thì chọn “Yes”. Nếu không, chọn “No”.

Câu 2.a Nếu từng được cấp Reentry Permit hoặc Refugee Travel Document trước đây, chọn “Yes”. Nếu chưa từng, chọn “No” và bỏ qua câu 2.b–2.c.

Câu 2.b Nếu đã chọn “Yes” ở 2.a, điền ngày cấp của tài liệu cũ theo định dạng mm/dd/yyyy.

Câu 2.c Ghi rõ tình trạng của tài liệu đó: vẫn còn giữ, đã bị mất, hư hỏng, bị đánh cắp, hoặc đã gửi lại cho USCIS.

Câu 3.a Nếu từng được cấp Advance Parole Document, chọn “Yes”. Nếu chưa từng, chọn “No” và bỏ qua 3.b–3.c.

Câu 3.b Ghi ngày cấp tài liệu Advance Parole gần nhất (nếu có), định dạng mm/dd/yyyy.

Câu 3.c Mô tả tình trạng của tài liệu (giống 2.c): đã bị mất, còn giữ, hư hỏng, v.v.

Câu 4. Nếu bạn đang xin cấp lại tài liệu vì lý do mất, hư hỏng hoặc thông tin sai, chọn “Yes”. Nếu không phải xin cấp lại, chọn “No” để bỏ qua các mục sau.

Câu 5. Nếu chọn “Yes” ở câu 4, đánh dấu lý do cụ thể: không nhận được tài liệu, bị mất, bị hư, thông tin sai do lỗi cá nhân hoặc do lỗi của USCIS.

Câu 6.a Đánh dấu các thông tin cần USCIS sửa trên tài liệu (nếu có lỗi): tên, A-Number, ngày sinh, ảnh, quốc tịch, v.v. Sau đó viết rõ nội dung cần sửa vào khung dưới.

Câu 6.b Nhập receipt number của mẫu I-131 bạn đã nộp trước đây (liên quan đến tài liệu đang xin cấp lại).

Câu 7.a Chọn nếu bạn muốn tài liệu được gửi về địa chỉ bạn đã khai trong Part 2, câu 3.

Câu 7.b Chọn nếu bạn muốn nhận tài liệu tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán/HQ USCIS ở nước ngoài. Nhớ ghi rõ thành phố và quốc gia.

Câu 8.a Nếu bạn muốn USCIS gửi thông báo nhận tài liệu về địa chỉ ở Part 2 – chọn mục này.

Câu 8.b Nếu bạn muốn gửi thông báo về địa chỉ khác, chọn mục này và điền vào phần 9.

Câu 9.a Nhập địa chỉ chi tiết nơi bạn muốn nhận thông báo về việc lấy tài liệu nếu chọn mục 8.b.

Câu 9.b Điền số điện thoại của người nhận thông báo (nếu khác bạn).

Câu 9.c Điền email của người nhận thông báo (nếu có).

huong dan dien don i 131 4
Part 4: Processing Information

Part 5: Chỉ dành cho hồ sơ xin Reentry Permit

Câu 1: Bạn cần chọn khoảng thời gian tổng cộng đã ở ngoài nước Mỹ kể từ khi trở thành thường trú nhân (có thẻ xanh) hoặc trong 5 năm gần nhất – tùy theo thời gian nào ngắn hơn. Cách điền:

  • Nếu bạn chỉ rời Mỹ dưới 6 tháng trong khoảng thời gian trên: chọn “Less Than 6 Months”
  • Nếu từng đi từ 6 tháng đến dưới 1 năm: chọn “6 Months to 1 Year”
  • Tương tự với các lựa chọn khác: chọn khoảng thời gian tương ứng với tổng số ngày bạn ở ngoài Mỹ.

Lưu ý:

  • USCIS sử dụng thông tin này để đánh giá mục đích sử dụng Reentry Permitý định duy trì thường trú hợp pháp của bạn.
  • Nếu bạn đã ở ngoài Mỹ hơn 4 năm trong 5 năm qua, thường USCIS chỉ cấp Reentry Permit tối đa 1 năm.

Part 6: Refugee Travel Document

Câu 1. Ghi rõ tên quốc gia bạn từng là công dân hoặc được công nhận là người tị nạn/asylee từ đó (ví dụ: Syria, Venezuela…).

Câu 2. Bạn có dự định quay lại quốc gia ở Câu 1 không? Nếu “Yes”, phải giải thích lý do ở Part 14 – Additional Information.

Câu 3a. Bạn đã quay lại quốc gia ở Câu 1 kể từ khi được cấp tình trạng tị nạn/asylee chưa?

Câu 3b. Bạn có từng xin hộ chiếu mới, gia hạn giấy tờ quốc tịch, hoặc xin giấy phép nhập cảnh từ quốc gia đó không?

Câu 3c. Bạn có từng nhận phúc lợi từ quốc gia đó? (ví dụ: bảo hiểm y tế, trợ cấp…)

Nếu , phải nêu rõ trong Part 14.

Câu 4a. Bạn có khôi phục lại quốc tịch của quốc gia ở Câu 1 không?

Câu 4b. Bạn có được cấp quốc tịch mới không?

Câu 4c. Bạn có được công nhận là người tị nạn/asylee ở quốc gia khác không?

Câu 5. Bạn có đang xin Refugee Travel Document trước khi rời Mỹ không? Nếu chọn “Yes”, có thể bỏ qua các câu 6a–6c.

Câu 6a. Bạn có đang ở ngoài nước Mỹ khi nộp đơn này không?

Câu 6b. Nếu đang ở nước ngoài, ghi rõ tên thành phố + quốc gia hiện tại.

Câu 6c. Kể tên các quốc gia khác bạn từng đi qua kể từ khi rời Mỹ.

huong dan dien don i 131 5
Hướng dẫn điền Part 5, 6

Part 7: Thông tin về chuyến đi dự kiến

Câu 1. Date of Intended Departure:

Ghi ngày bạn dự định rời khỏi nước Mỹ theo định dạng mm/dd/yyyy.

Ví dụ: 08/15/2025

Câu 2. Purpose of Trip:

Viết rõ mục đích chuyến đi. Một số ví dụ điển hình:

  • Thăm người thân bị bệnh
  • Dự đám cưới/nghi lễ gia đình
  • Công tác ngắn hạn theo yêu cầu công ty
  • Tham gia khóa học ngắn hạn ở nước ngoài

Nếu không đủ chỗ, bạn có thể trình bày thêm ở Part 14 – Additional Information.

Câu 3. List the countries you intend to visit:

Liệt kê tên quốc gia sẽ đi qua hoặc đến trong chuyến đi.

Ví dụ: Vietnam, Japan, South Korea

Câu 4. How many trips do you intend to use this document?

  • Chọn One Trip nếu bạn chỉ định đi 1 lần duy nhất.
  • Chọn More than one trip nếu bạn dự định đi lại nhiều lần (multi-entry).

Câu 5. Expected Length of Trip (in days):

Ghi số ngày bạn dự kiến ở nước ngoài.

Ví dụ: 21 (cho 3 tuần) hoặc 90 (cho 3 tháng)

Part 8: Đơn xin Parole (lần đầu, Parole In Place hoặc Re-parole)

Câu 1. Explain how you qualify for parole, parole in place, or re-parole:

Trình bày lý do bạn đủ điều kiện xin loại Parole tương ứng. Một số ví dụ:

  • Parole (ngoài nước Mỹ): Nêu lý do nhân đạo cấp bách (gặp người thân hấp hối, cần điều trị y tế, v.v.) hoặc lợi ích công cộng đặc biệt.
  • Parole In Place (PIP): Dành cho vợ/chồng/con/cha/mẹ của quân nhân hoặc cựu quân nhân Hoa Kỳ – nêu rõ mối quan hệ và tình huống đặc biệt.
  • Re-parole: Trình bày lý do cần gia hạn thời gian được Parole (ví dụ vẫn đang chờ hồ sơ nhập cư được xử lý, lý do nhân đạo chưa kết thúc,…)

Nếu không đủ chỗ, viết thêm ở Part 14 – Additional Information.

Câu 2. Expected Length of Stay in the United States:

Ghi số ngày (hoặc tháng/năm) bạn dự định ở lại Mỹ với tư cách người được Parole.

Ví dụ: “90 days”, “6 months” hoặc “1 year”

Câu 3. Nếu người nhận Parole document hiện đang ở ngoài nước Mỹ, điền thêm các mục sau:

  • 3.a – Date of Intended Arrival to the United States: Ghi ngày bạn (hoặc người được đại diện) dự định đến Mỹ. Định dạng: mm/dd/yyyy. Ví dụ: 10/20/2025
  • 3.b – Location (City and Country): Ghi tên thành phố và quốc gia của Lãnh sự quán/Đại sứ quán Mỹ hoặc văn phòng USCIS quốc tế nơi bạn muốn được thông báo khi có giấy tờ Parole.

Lưu ý: Với các hồ sơ xin Parole hoặc Re-parole từ nước ngoài, USCIS có thể yêu cầu nộp thêm bằng chứng như:

  • Hồ sơ y tế, thư xác nhận từ bệnh viện (nếu lý do nhân đạo)
  • Bằng chứng về mối quan hệ gia đình (nếu PIP)
  • Quyết định từ chính phủ hoặc USCIS nếu có chương trình hỗ trợ đặc thù (IMMVI, CAM, FWVP, v.v.)

Part 9: Employment Authorization for Re-parole

Câu 1. I am requesting an Employment Authorization Document (EAD):

Tick vào ô này nếu bạn muốn xin Thẻ làm việc (EAD) cùng lúc với hồ sơ xin Re-parole.

  • Nên chọn nếu bạn không có EAD hợp lệ hiện tại hoặc sắp hết hạn, và muốn tiếp tục làm việc hợp pháp tại Mỹ.
  • Nếu không cần EAD, bỏ trống.

Lưu ý:

  • Khi đánh dấu vào ô này, bạn không cần nộp mẫu I-765 riêng biệt cho EAD – USCIS sẽ xử lý tự động nếu hồ sơ Re-parole được chấp thuận.
  • Chỉ áp dụng cho Re-parole (Part 1, mục 10 hoặc 11). Nếu bạn không chọn 2 mục này từ đầu, bỏ qua Part 9.

Part 10: Applicant’s Contact Information, Certification, and Signature

Câu 1–3. Ghi số điện thoại bàn, số điện thoại di động và email của đương đơn nếu có. Nếu không có, để trống.

Câu 4. Ký tên bằng tay và ghi ngày ký (mm/dd/yyyy). Đây là phần xác nhận rằng bạn đã kiểm tra và đồng ý với toàn bộ thông tin trong đơn.

Part 11: Interpreter’s Contact Information, Certification, and Signature

(Chỉ điền nếu có người phiên dịch giúp bạn điền đơn)

Câu 1–2. Ghi họ tên và tên tổ chức/công ty (nếu có) của người phiên dịch.

Câu 3–5. Ghi số điện thoại bàn, điện thoại di động và email (nếu có) của người phiên dịch.

Câu 6. Người phiên dịch ký tên và ghi ngày ký.

huong dan dien don i 131 6
Hướng dẫn điền Part 8, 9, 10, 11

Part 12: Contact Information, Certification, and Signature of the Person Preparing this Application, if Other Than the Applicant

(Chỉ điền nếu có người khác chuẩn bị đơn thay bạn — ví dụ luật sư, người thân)

Câu 1–2. Ghi họ tên và tên công ty (nếu có) của người điền đơn giúp.

Câu 3–5. Ghi số điện thoại bàn, di động và email của người đó.

Câu 6. Người chuẩn bị đơn ký tên và ghi ngày.

Part 13: Additional Information

(Phần này dành để ghi chú thêm nếu bạn không đủ chỗ điền ở các phần trước)

  • Ghi rõ họ tên, A-Number (nếu có).
  • Mỗi câu trả lời bổ sung cần ghi rõ số trang, phần (Part Number) và câu hỏi (Item Number) mà bạn đang bổ sung thêm thông tin.

Những lưu ý quan trọng khi điền đơn I-131

Việc điền mẫu đơn I-131 không đơn thuần là điền thông tin cá nhân — mà còn là bảo vệ quyền cư trú, di trú và bảo đảm bạn không bị xem là từ bỏ tình trạng nhập cư hợp pháp khi ra khỏi Hoa Kỳ. Dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn cần nắm rõ khi điền mẫu này.

Chọn đúng loại tài liệu muốn xin

Mẫu I-131 bao gồm nhiều loại Travel Document. Mỗi loại phục vụ mục đích khác nhau:

  • Advance Parole: cho người đang nộp I-485 (xin thẻ xanh) — không có giấy này mà rời Mỹ sẽ bị hủy hồ sơ.
  • Reentry Permit: cho thường trú nhân ra nước ngoài trên 1 năm nhưng dưới 2 năm.
  • Refugee Travel Document: cho người có tình trạng tị nạn/asylee.
  • TPS Travel Authorization hoặc Parole in Place / Re-parole: cho các nhóm đặc biệt (DACA, quân đội, CAM…).

→ Nếu tích nhầm loại tài liệu, USCIS có thể từ chối đơn hoặc không xử lý đúng mục đích.

Không được rời khỏi Mỹ khi chưa được cấp Advance Parole

Theo quy định USCIS cập nhật 01/2025: Nếu bạn đang có đơn I-485 đang chờ duyệt mà rời khỏi Mỹ khi chưa có Advance Parole, hồ sơ I-485 có thể bị xem là từ bỏ (abandoned).

Trừ khi bạn thuộc diện H, L, K, hoặc V visa hợp lệ và có visa còn hiệu lực, bạn phải có Advance Parole trước khi rời Mỹ.

Thông tin phải nhất quán và khớp với các hồ sơ USCIS khác

  • Họ tên phải đúng như trên hộ chiếu hoặc thẻ xanh.
  • Ngày sinh, A-Number, số SSN phải đúng và khớp với các hồ sơ di trú khác.
  • Nếu từng dùng tên khác (tên khai sinh, tên sau kết hôn), phải kê khai rõ trong Part 2.

Nộp đơn sớm – ít nhất 90 ngày trước ngày dự định rời Mỹ

USCIS khuyến nghị nộp đơn trước ít nhất 90 ngày vì thời gian xử lý trung bình hiện tại là:

  • Advance Parole: 2–5 tháng
  • Reentry Permit: 3–6 tháng (yêu cầu sinh trắc học tại Mỹ)
  • Refugee Travel Document: 3–5 tháng

Nếu nộp trễ, bạn có thể không nhận được Travel Document kịp thời gian.

Không được ký tên điện tử

USCIS không chấp nhận chữ ký điện tử cho mẫu đơn I-131. Bạn bắt buộc phải ký tay bằng mực đen, đúng ngày ký, nếu không đơn sẽ bị từ chối.

Nếu xin Reentry Permit phải có mặt tại Mỹ khi nộp đơn và khi lấy sinh trắc học

Nhiều người nhầm rằng nộp xong là có thể rời Mỹ. Tuy nhiên: Bạn phải ở tại Mỹ tại thời điểm nộp đơn I-131 xin Reentry Permit. Sau đó, bạn cũng phải thực hiện sinh trắc học (biometrics) tại Mỹ.

USCIS sẽ gửi thư hẹn sinh trắc học. Nếu không tham gia, đơn sẽ bị từ chối.

Tránh nộp nhiều đơn I-131 trùng lặp

USCIS có thể từ chối hoặc đóng hồ sơ nếu bạn nộp nhiều đơn I-131 giống nhau cho cùng một mục đích, cùng người nộp, trong thời gian gần nhau.

Nộp đúng phí theo loại Travel Document

Theo biểu phí USCIS cập nhật 2025:

  • Advance Parole (nộp cùng I-485): miễn phí
  • Reentry Permit: 575 USD
  • Refugee Travel Document: 135–220 USD tùy độ tuổi
  • Biometrics (nếu yêu cầu): +85 USD

→ Nếu nộp sai mức phí hoặc thiếu thông tin thanh toán, hồ sơ sẽ bị từ chối.

Đính kèm đầy đủ hồ sơ đi kèm

Tùy từng loại tài liệu xin, hồ sơ cần đính kèm gồm:

  • Ảnh hộ chiếu (2 tấm, 2×2 inch)
  • Bản sao hộ chiếu, thẻ xanh, hoặc Form I-485 đang chờ xử lý
  • Form G-28 nếu có luật sư đại diện
  • Biên lai hoặc số hồ sơ các đơn trước (nếu có)

Luôn giữ bản sao của đơn đã nộp và biên lai USCIS

Sau khi nộp, bạn sẽ nhận được Notice of Action (Form I-797). Đây là giấy xác nhận hồ sơ đã được nhận. Giữ lại để tra cứu, bổ sung hoặc xuất trình khi cần.

Tại Victory Investment Consultants, chúng tôi không cung cấp dịch vụ riêng lẻ cho đơn I-131, mà hỗ trợ thực hiện biểu mẫu này như một phần trong lộ trình trọn gói dành cho khách hàng đang tham gia các chương trình định cư Mỹ như EB-5, EB-3, EB-1 hoặc EB-2 NIW. Đây là cách VICTORY đồng hành cùng bạn từ khi nộp hồ sơ đến khi ổn định cuộc sống tại Mỹ.

Kết luận

Mẫu đơn I-131 là công cụ quan trọng giúp bảo vệ quyền lợi di trú khi bạn cần rời khỏi Hoa Kỳ trong quá trình chờ thẻ xanh, định cư dài hạn hoặc đi lại quốc tế dưới diện tị nạn, thường trú nhân. Việc hiểu rõ từng loại Travel Document, chọn đúng mục đích sử dụng và điền chính xác thông tin theo hướng dẫn USCIS năm 2025 sẽ giúp hạn chế rủi ro bị xem là từ bỏ tình trạng cư trú hoặc ảnh hưởng đến tiến trình định cư.

Với các diện định cư như EB-5, EB-3, EB-1 hoặc EB-2 NIW, đơn I-131 không chỉ là một thủ tục bổ sung, mà còn là bước quan trọng để duy trì quyền lợi hợp pháp trong và sau quá trình xử lý hồ sơ. Vì vậy, việc chuẩn bị kỹ lưỡng và tuân thủ đúng quy trình là điều không thể xem nhẹ.

Bài viết liên quan

Tin tức Mỹ

[Bản tin Mỹ] Biểu tình tại Mỹ: Người nhập cư liệu có đối mặt nguy cơ mất visa, thẻ xanh?

Từ ngày 6/6/2025, hàng ngàn người dân, bao gồm cả người nhập cư hợp pháp[...]

Tin tức Mỹ

Mẫu đơn I-485 là gì? Hướng dẫn điền đơn xin chuyển đổi tình trạng visa

Nếu bạn đang sinh sống hợp pháp tại Mỹ và muốn xin thẻ xanh, thì[...]

Tin tức Mỹ

Mẫu đơn I-864 là gì? Hướng dẫn điền đơn bảo trợ tài chính cho thân nhân

Việc bảo lãnh người thân sang Mỹ định cư không chỉ đòi hỏi hồ sơ[...]

Tin tức Mỹ

Mẫu I-526E là gì? Hướng dẫn điền đơn I-526E cho nhà đầu tư EB-5

Nếu bạn đang quan tâm đến việc định cư Mỹ theo diện đầu tư EB-5,[...]

Tin tức Mỹ

Hướng dẫn nộp đơn I-829 gỡ điều kiện thẻ xanh EB-5

Sau khi nhận được thẻ xanh có điều kiện thông qua chương trình EB-5, nhà[...]

Tin tức Mỹ

Hướng dẫn điền mẫu DS-260 xin visa định cư Mỹ tránh sai sót phổ biến

Mẫu DS-260 là biểu mẫu điện tử bắt buộc đối với tất cả những ai[...]

VICTORY INVESMENT CONSULTANTS

Chuyên tư vấn định cư tại Canada, Mỹ, Châu Âu, Úc và Caribbean. Chúng tôi đồng hành cùng bạn từ A đến Z, giúp bạn hiện thực hóa giấc mơ định cư tại các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới.

Sẵn sàng để bắt đầu hành trình mới?

Để lại thông tin liên hệ của bạn ngay hôm nay và nhận tư vấn di trú 1-1 miễn phí từ chuyên gia Victory. Hoặc gọi hotline 090.720.8879 để được hỗ trợ trực tiếp.


    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN


    *Victory luôn bảo mật thông tin của bạn.