Việc bảo lãnh người thân sang Mỹ định cư không chỉ đòi hỏi hồ sơ giấy tờ đầy đủ mà còn cần một cam kết tài chính rõ ràng từ người bảo lãnh. Mẫu đơn I-864 – Affidavit of Support chính là biểu mẫu bắt buộc trong hầu hết các diện bảo lãnh định cư, nhằm chứng minh rằng người được bảo lãnh sẽ không trở thành gánh nặng xã hội sau khi đến Mỹ.

Trong bài viết này, VICTORY sẽ giúp bạn hiểu rõ mẫu đơn I-864 là gì, ai cần nộp, điều kiện tài chính kèm theo, và cách điền form I-864 chuẩn theo hướng dẫn của USCIS năm 2025. Nếu bạn đang bảo lãnh cha mẹ, vợ/chồng, con cái hay người thân sang Mỹ, đây là nội dung bạn không nên bỏ qua.

Mẫu đơn I-864 là gì?

Mẫu đơn I-864, còn được gọi là “Affidavit of Support Under Section 213A of the INA” (Bản Tuyên thệ Hỗ trợ Tài chính), là một cam kết tài chính có ràng buộc pháp lý mà người bảo lãnh phải nộp cho USCIS hoặc NVC khi bảo lãnh thân nhân định cư Mỹ. Mục đích chính của mẫu đơn này là chứng minh rằng người được bảo lãnh sẽ không trở thành gánh nặng xã hội sau khi nhập cư vào Hoa Kỳ.

Khi bạn ký đơn I-864, bạn đang ký một hợp đồng giữa bạn và chính phủ Hoa Kỳ. Trong đó, bạn đồng ý sẽ hỗ trợ tài chính cho người được bảo lãnh, nếu cần thiết, và duy trì mức sống của họ từ 100%–125% Chuẩn nghèo liên bang (Federal Poverty Guidelines) tùy từng trường hợp cụ thể.

Theo USCIS, mẫu I-864 được sử dụng để:

  • Chứng minh rằng người nhập cư có đủ phương tiện tài chính thông qua người bảo lãnh.
  • Bảo đảm người nhập cư không phải phụ thuộc vào các chương trình hỗ trợ công của chính phủ Hoa Kỳ.
  • cơ sở xét duyệt bắt buộc trong phần lớn các hồ sơ xin visa định cư và điều chỉnh tình trạng cư trú hợp pháp (green card).

Tải mẫu đơn I-864 (PDF trực tiếp từ USCIS)

don i 864 la gi
Mẫu đơn I-864 là một cam kết tài chính có ràng buộc pháp lý khi bảo lãnh thân nhân định cư Mỹ

Ai bắt buộc phải nộp và ký đơn I-864?

Người nộp đơn I-864 (gọi là người bảo trợ) bắt buộc phải:

  • Từ 18 tuổi trở lên
  • nơi cư trú tại Hoa Kỳ, lãnh thổ hoặc vùng thuộc Hoa Kỳ
  • người đã nộp hồ sơ bảo lãnh (Form I-130, I-129F, I-600 hoặc I-800…)

Các trường hợp bắt buộc nộp I-864 bao gồm:

  • Công dân Mỹ hoặc thường trú nhân nộp hồ sơ bảo lãnh cho:
    • Vợ/chồng, cha mẹ, con cái, anh chị em
    • Con nuôi (qua I-600, I-800)
    • Hôn phu/hôn thê diện K-1
  • Người nộp Form I-140 (bảo lãnh lao động) nếu:
    • từ 5% cổ phần trở lên trong công ty nộp hồ sơ
    • Có quan hệ gia đình với người được bảo lãnh (vợ/chồng, cha mẹ, con, anh chị em)

Các trường hợp được miễn nộp I-864:

  • Người có 40 quarter làm việc (khoảng 10 năm) đủ điều kiện do SSA xác nhận.
  • Trẻ em tự động có quốc tịch Mỹ theo INA Section 320 sau khi nhập cư cùng cha mẹ là công dân Mỹ.
  • Người tự bảo lãnh theo diện VAWA, goá phụ/đơn I-360, hoặc một số nạn nhân tội phạm đủ điều kiện đặc biệt.
  • Các diện định cư không dựa trên bảo lãnh thân nhân như:
    • Đầu tư EB-5 (I-526, I-526E)
    • Diện trúng xổ số visa (Diversity Visa)
    • Người tị nạn, được bảo vệ theo diện nhân đạo
    • Diện lao động không liên quan đến người thân
    • Diện đặc biệt theo luật quốc hội (Cuban Adjustment Act, Amerasian, Lautenberg…)

Để được USCIS chấp thuận, người bảo trợ phải chứng minh thu nhập tối thiểu bằng 125% chuẩn nghèo liên bang (FPG) theo quy mô hộ gia đình.

  • Nếu đang tại ngũ trong quân đội Mỹ và bảo lãnh vợ/chồng hoặc con: chỉ cần 100% mức FPG
  • Chuẩn FPG được cập nhật hàng năm trong Form I-864P tại https://www.uscis.gov/i-864p

Xem thêm: Điều kiện để trở thành người bảo trợ tài chính định cư Mỹ

Hướng dẫn điền mẫu đơn I-864 chuẩn USCIS

Mẫu I-864 – Affidavit of Support gồm nhiều phần (Parts 1–11), trong đó phần 1–7 là nơi người bảo lãnh cung cấp thông tin quan trọng về nhân thân, mối quan hệ, tài chính và nghĩa vụ pháp lý. Dưới đây là hướng dẫn điền từng phần phổ biến nhất theo mẫu USCIS.

Part 1: Basis for Filing Affidavit of Support (Cơ sở pháp lý để nộp đơn bảo trợ tài chính)

Bạn chỉ được chọn một ô phù hợp với hoàn cảnh của mình.

Câu 1.a → Chọn nếu bạn là người bảo lãnh chính đã hoặc đang nộp Form I-130, I-129F, hoặc I-730 cho người thân. (Trường hợp phổ biến nhất)

Câu 1.b → Chọn nếu bạn là người nộp Form I-140 bảo lãnh diện lao động cho người thân. Ghi rõ quan hệ như father, sister, spouse

Câu 1.c → Chọn nếu bạn sở hữu từ 5% cổ phần trong doanh nghiệp đã nộp Form I-140 cho người thân. Ghi tên công ty và mối quan hệ.

Câu 1.d → Chọn nếu bạn là người đồng bảo trợ duy nhất vì người bảo lãnh chính không đủ điều kiện tài chính.

Câu 1.e → Chọn nếu có hai người đồng bảo trợ. Đánh dấu “first” hoặc “second” tùy theo vai trò của bạn.

Câu 1.f → Chọn nếu người bảo lãnh chính đã qua đời. Bạn là người thay thế và có quan hệ thân nhân với người được bảo lãnh. Ghi rõ mối quan hệ (ví dụ: uncle, aunt, brother…).

huong dan dien don i 864 1
Part 1: Basis for Filing Affidavit of Support (Cơ sở pháp lý để nộp đơn bảo trợ tài chính)

Part 2: Information About You (Sponsor) (Thông tin cá nhân của người bảo trợ)

Câu 1. Nhập họ tên đầy đủ theo giấy tờ chính thức (passport, thẻ xanh, giấy khai sinh Mỹ, v.v.):

  • Family Name: Họ
  • Given Name: Tên
  • Middle Name: Tên đệm (nếu có, có thể để trống nếu không có)

Câu 2. Nhập địa chỉ nhận thư hiện tại (mailing address):

  • Nếu bạn sống cùng người thân hoặc đại diện nhận thư thay, điền vào ô In Care Of Name
  • Ghi rõ địa chỉ, thành phố, bang, mã ZIP, và quốc gia

Câu 3. Chọn Yes nếu địa chỉ nhận thư trùng với địa chỉ thực tế đang sinh sống.

Chọn No nếu địa chỉ này khác với nơi bạn thực sự ở – tiếp tục khai ở câu 4.

Câu 4. Nếu câu 3 là No, điền địa chỉ nơi bạn thực tế đang sinh sống (physical address) tại đây.

Câu 5. Ghi tên quốc gia cư trú hiện tại (Country of Domicile), thường là United States nếu bạn sống tại Mỹ.

Nếu bạn đang sống ngoài Mỹ, có thể cần giải trình lý do và bằng chứng về ý định giữ nơi cư trú chính tại Hoa Kỳ.

Câu 6. Ghi ngày sinh của bạn theo định dạng MM/DD/YYYY (tháng/ngày/năm)

Câu 7. Ghi quốc gia nơi bạn sinh ra (Country of Birth), ví dụ: Vietnam, United States

Câu 8. Ghi Số An Sinh Xã Hội của bạn (SSN)bắt buộc phải có nếu bạn sống tại Mỹ.

Câu 9. Chọn 1 trong 3 ô tương ứng với tình trạng nhập cư của bạn:

  • I am a U.S. citizen (Tôi là công dân Hoa Kỳ)
  • I am a U.S. national (Tôi là công dân quốc gia Mỹ) – thường ít gặp
  • I am a lawful permanent resident (Tôi là thường trú nhân hợp pháp)

Câu 10. Ghi A-Number nếu bạn có (thường là 9 chữ số, bắt đầu bằng “A”). Nếu không có, có thể để trống.

Câu 11. Ghi USCIS Online Account Number nếu đã từng tạo tài khoản trên hệ thống USCIS online. Nếu không có, để trống.

Câu 12. Chọn Yes nếu bạn hiện đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ hoặc lực lượng tuần duyên (U.S. Coast Guard). Chọn No nếu bạn không thuộc nhóm này.

huong dan dien don i 864 2
Part 2: Information About You (Sponsor) (Thông tin cá nhân của người bảo trợ)

Part 3: Information About the Principal Immigrant (Thông tin về người được bảo lãnh chính)

Câu 1. Ghi họ tên đầy đủ của người được bảo lãnh theo đúng hộ chiếu hoặc hồ sơ di trú:

  • Family Name (Last Name): Họ
  • Given Name (First Name): Tên
  • Middle Name (if applicable): Tên đệm (nếu có; để trống nếu không có)

Câu 2. Ghi địa chỉ nhận thư hiện tại của người được bảo lãnh:

  • In Care Of Name: nếu thư gửi qua người khác
  • Ghi đầy đủ tên đường, số nhà, thành phố, bang, mã ZIP và quốc gia

Nếu người được bảo lãnh đang sống tại nước ngoài, vẫn cần ghi địa chỉ đầy đủ tại quốc gia cư trú.

Câu 3. Ghi quốc tịch hiện tại hoặc quốc gia mang quốc tịch của người được bảo lãnh, ví dụ: Vietnam, Philippines

Câu 4. Ghi ngày sinh của người được bảo lãnh theo định dạng: MM/DD/YYYY (tháng/ngày/năm)

Câu 5. Ghi A-Number nếu người được bảo lãnh đã từng được USCIS cấp (ví dụ khi xin visa định cư, diện K-1, hoặc diện làm việc). Nếu chưa có, để trống.

Câu 6. Ghi USCIS Online Account Number nếu người được bảo lãnh đã từng tạo tài khoản tại my.uscis.gov. Nếu chưa có, để trống.

Câu 7. Ghi số điện thoại trong giờ hành chính của người được bảo lãnh (có thể là số tại Việt Nam hoặc Mỹ, tùy tình trạng). Đảm bảo đây là số có thể liên lạc khi cần xác minh.

Part 4: Information About the Immigrants You Are Sponsoring (Thông tin về những người bạn đang bảo trợ)

Câu 1. Chọn “Yes” nếu bạn đang bảo trợ người chính đã khai ở Part 3. Chọn “No” nếu bạn là người đồng bảo trợ thứ hai hoặc đang bảo trợ những thành viên khác trong gia đình người nhập cư chính (ví dụ: con cái, vợ/chồng đi sau…).

Câu 2. Chọn nếu bạn đang bảo trợ thành viên trong gia đình người nhập cư chính đi cùng thời điểm hoặc trong vòng 6 tháng kể từ khi người chính nhập cảnh.

Câu 3. Chọn nếu bạn đang bảo trợ thành viên nhập cư sau hơn 6 tháng so với người chính. Ghi thông tin các thành viên này tại mục 4–7 bên dưới.

Câu 4 – 7: Family Member 1–4

Với mỗi người đi kèm hồ sơ bảo lãnh (vợ/chồng/con cái…), bạn cần cung cấp thông tin sau:

Family Member 1–4 (Câu 4 đến 7):

  • Family Name (Last Name): Họ
  • Given Name (First Name): Tên
  • Middle Name: Tên đệm (nếu có)
  • Relationship to Principal Immigrant: Quan hệ với người được bảo lãnh chính, ví dụ: Spouse, Son, Daughter, Stepchild
  • Date of Birth (mm/dd/yyyy): Ngày sinh định dạng tháng/ngày/năm
  • Alien Registration Number (A-Number): Nếu người này đã có hồ sơ di trú với USCIS, ghi số A (nếu chưa có, để trống)
  • USCIS Online Account Number: Nếu có tài khoản USCIS online thì điền (không bắt buộc)

Nếu số lượng thành viên cần khai nhiều hơn 4 người, sử dụng Part 11 – Additional Information để ghi thêm.

huong dan dien don i 864 3
Hướng dẫn điền thông tin Part 3, 4

Part 5: Sponsor’s Household Size

Lưu ý: Mỗi người chỉ được đếm một lần, không trùng lặp.

Câu 1. Ghi tổng số người được bảo lãnh trong hồ sơ này, bao gồm:

  • Người chính trong Part 3 (nếu bạn chọn “Yes” ở Part 4, câu 1)
  • Các thành viên bổ sung ở Part 4, mục 4–7
  • Bất kỳ người nào thêm trong Part 11 (nếu có)

Câu 2. Luôn nhập “1” cho chính bạn – là người bảo trợ (bắt buộc).

Câu 3. Nhập “1” nếu bạn đang kết hôn và chưa tính vợ/chồng vào câu 1. Nếu đã đếm vợ/chồng ở câu 1 (trong nhóm được bảo lãnh), ghi “0”.

Câu 4. Nhập số con cái còn phụ thuộc (dưới 21 tuổi, chưa kết hôn). Ghi “0” nếu đã tính họ trong câu 1.

Câu 5. Nhập số người phụ thuộc khác, như: Cha mẹ già sống cùng, người thân được bạn nuôi dưỡng theo khai thuế. Ghi “0” nếu không có hoặc đã đếm ở trên.

Câu 6. Nếu bạn đã từng nộp I-864 cho người khác (trong quá khứ) và hiện nghĩa vụ bảo trợ vẫn còn hiệu lực (người kia chưa có quốc tịch hoặc chưa làm việc đủ 40 quarter), nhập số đó ở đây. Nếu không có, ghi “0”.

Câu 7. Nếu bạn sống cùng người thân có đóng góp thu nhập vào hồ sơ này thông qua mẫu I-864A (ví dụ: vợ/chồng, con trưởng thành, người đồng bảo trợ trong cùng hộ), ghi số người tại đây. Ghi “0” nếu không có ai dùng mẫu I-864A.

Câu 8. Cộng tổng từ mục 1 đến 7 và ghi kết quả vào ô cuối cùng – đây là tổng số người trong hộ gia đình để USCIS áp dụng chuẩn nghèo liên bang phù hợp.

huong dan dien don i 864 4
Part 5: Sponsor’s Household Size

Part 6: Sponsor’s Employment and Income (tiếp tục)

Mục 8–11: Thu nhập từ các thành viên trong hộ gia đình (nếu có)

Chỉ điền nếu bạn có người cùng hộ chia sẻ thu nhập để hỗ trợ bảo trợ tài chính (và họ sẽ nộp mẫu I-864A).

Câu 8–11.

  • Name: Ghi tên đầy đủ của từng người trong hộ gia đình có đóng góp thu nhập
  • Relationship: Ghi mối quan hệ với người bảo lãnh (ví dụ: spouse, son, mother)
  • Current Income: Ghi tổng thu nhập hàng năm của người đó (USD)

Lưu ý: Mỗi người liệt kê ở đây phải nộp mẫu I-864A, trừ trường hợp được miễn theo luật (mục 14).

Câu 12. My Current Annual Household Income

Cộng tổng thu nhập của:

  • Chính bạn (người bảo trợ)
  • Các thành viên đã điền ở mục 8–11

Ghi con số cuối cùng tại đây – đây là tổng thu nhập cả hộ gia đình USCIS sẽ so sánh với chuẩn nghèo liên bang.

Câu 13. Đánh dấu vào ô nếu tất cả những người đã khai ở mục 8–11 đều có nộp mẫu I-864A, và bạn sẽ gửi kèm các mẫu I-864A đó.

Câu 14. Đánh dấu vào ô nếu một hoặc nhiều người ở mục 8–11 không cần nộp I-864A, vì họ là:

  • Người được bảo lãnh chính
  • Không có người phụ thuộc kèm theo

Trường hợp phổ biến: người được bảo lãnh sống cùng nhà, có thu nhập, nhưng không cần điền I-864A vì tự hỗ trợ bản thân.

Câu 15. Have you filed a Federal income tax return for each of the three most recent tax years?

  • Chọn Yes nếu bạn đã khai thuế liên bang cho 3 năm gần nhất
  • Chọn No nếu chưa (nếu chọn No, bạn sẽ cần giải thích ở mục 17)

Câu 16.a–c. Thông tin thu nhập theo từng năm

Điền thông tin từ IRS Form 1040/1040EZ của bạn:

MụcCách điền
16.a. Most RecentNăm gần nhất bạn khai thuế (ví dụ: 2024) + tổng thu nhập (Adjusted Gross Income)
16.b. 2nd Most RecentNăm thứ 2 gần nhất (ví dụ: 2023) + thu nhập
16.c. 3rd Most RecentNăm thứ 3 gần nhất (ví dụ: 2022) + thu nhập

Bạn nên đính kèm bản IRS Tax Transcript hoặc bản photocopy 1040 cho năm gần nhất.

Câu 17. Chọn nếu bạn không khai thuế liên bang vì thu nhập thấp hơn mức yêu cầu pháp lý.

Bạn cần đính kèm thư giải trình và bằng chứng như thư xác nhận từ IRS (ví dụ: Verification of Non-Filing Letter).

Ghi chú:

  • Phần hộp cuối cùng dành cho USCIS sử dụng – không cần điền.
  • Dữ liệu từ Part 5 (Household Size) + Part 6 (Income) sẽ được USCIS đối chiếu với bảng Federal Poverty Guidelines (Form I-864P) để xem bạn có đạt chuẩn tài chính hay không.
huong dan dien don i 864 5
Part 6: Sponsor’s Employment and Income (tiếp tục)

Part 7: Use of Assets to Supplement Income (Sử dụng tài sản để bổ sung thu nhập)

Chỉ cần điền phần này nếu tổng thu nhập của bạn và hộ gia đình không đủ so với mức yêu cầu tài chính (xem Part 6, mục 12 hoặc 16). Nếu thu nhập đã đạt, bỏ qua Part 7 và chuyển sang Part 8.

Tài sản của người bảo trợ (bạn)

Câu 1. Ghi số dư tất cả các tài khoản tiền mặt, bao gồm tài khoản ngân hàng, tiết kiệm, tiền mặt trong tay.

Câu 2. Ghi giá trị ròng của các bất động sản bạn sở hữu (giá trị thị trường trừ đi khoản nợ thế chấp).

Câu 3. Ghi tổng giá trị hiện tại của các chứng khoán, trái phiếu, cổ phiếu, sổ tiết kiệm có kỳ hạn, hoặc các tài sản tương đương không khai ở mục 1 hoặc 2.

Câu 4. Cộng tổng mục 1 + 2 + 3, ghi kết quả tại đây.

Tài sản của các thành viên hộ gia đình (nếu có)

Câu 5. Nếu có người trong hộ gia đình điền Form I-864A, bạn có thể khai tài sản của họ tại đây.

Lấy số liệu từ Form I-864A, Part 4, Item 6 của từng người và cộng lại.

Tài sản của người được bảo lãnh chính (Principal Immigrant)

Chỉ áp dụng nếu người bảo trợ cũng đang bảo trợ người nhập cư chính (khai ở Part 3). Không sử dụng nếu bạn chỉ bảo trợ người đi kèm hoặc bảo trợ phụ.

Câu 6. Ghi số dư tất cả tài khoản tiền mặt/savings của người được bảo lãnh chính.

Câu 7. Ghi giá trị ròng bất động sản (giá trị trừ nợ thế chấp) của người được bảo lãnh chính.

Câu 8. Ghi tổng giá trị các tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu, sổ tiết kiệm của người được bảo lãnh chính, chưa tính ở mục 6 hoặc 7.

Câu 9. Cộng tổng mục 6 + 7 + 8, ghi kết quả tại đây.

Tổng giá trị tài sản

Câu 10. Cộng tổng từ các mục:

  • 4 (tài sản của bạn)
  • 5 (tài sản thành viên hộ gia đình)
  • 9 (tài sản người được bảo lãnh chính – nếu có) → Ghi tổng số tiền tại đây. Đây là tổng tài sản mà USCIS sẽ dùng để bù vào phần thiếu hụt thu nhập.
huong dan dien don i 864 6
Part 7: Use of Assets to Supplement Income (Sử dụng tài sản để bổ sung thu nhập)

Part 9 – Interpreter’s Contact Information, Certification, and Signature

Nếu bạn dùng người phiên dịch để đọc và giải thích mẫu đơn, người đó phải điền đầy đủ thông tin, ký tên và ghi ngày tại phần này.

Part 10 – Contact Information, Declaration, and Signature of the Person Preparing this Affidavit, if Other Than the Sponsor

Nếu mẫu đơn không do người bảo trợ trực tiếp điền, người chuẩn bị hồ sơ cần điền thông tin và ký tên xác nhận. Nếu người đó cũng là phiên dịch, phải hoàn tất cả Part 9 và Part 10.

Part 11 – Additional Information (Thông tin bổ sung)

Sử dụng phần này nếu cần cung cấp thêm thông tin cho bất kỳ phần nào của biểu mẫu. Ghi rõ:

  • Page Number (trang),
  • Part Number (phần),
  • Item Number (mục), kèm theo họ tên và A-number (nếu có), sau đó ký tên và ghi ngày.

Các lỗi thường gặp khiến USCIS từ chối I-864

Bất kỳ sai sót nào trong việc khai thông tin, nộp tài liệu hoặc chứng minh tài chính không đúng quy định đều có thể khiến USCIS từ chối hồ sơ hoặc yêu cầu bổ sung (RFE). Dưới đây là những lỗi phổ biến nhất được USCIS ghi nhận trong quá trình xét duyệt.

Không đủ thu nhập mà không khai tài sản thay thế

Người bảo trợ không đạt mức 125% Chuẩn nghèo liên bang (FPG), nhưng không bổ sung tài sản hoặc không mời người đồng bảo trợ, dẫn đến hồ sơ không đủ điều kiện tài chính theo quy định. Ví dụ năm 2025: Nếu hộ gia đình 4 người cần mức thu nhập tối thiểu là 40.187 USD, mà chỉ khai được 32.000 và không có tài sản bù, đơn sẽ bị xem là không đạt yêu cầu.

Không cung cấp giấy tờ thuế đầy đủ

USCIS yêu cầu bản sao khai thuế (IRS Form 1040) hoặc Tax Transcript của năm gần nhất. Một số hồ sơ bị từ chối do:

  • Không đính kèm giấy tờ thuế
  • Gửi sai loại tài liệu (ví dụ: W-2 hoặc 1099 thay vì 1040)
  • Gửi bản khai thuế không đầy đủ trang

Khuyến nghị: Luôn sử dụng IRS Tax Transcript vì đây là bản tóm tắt hợp lệ được USCIS ưu tiên.

Không ký tên hoặc sử dụng bản photo chữ ký

Mẫu I-864 yêu cầu phải có chữ ký gốc (wet signature). Nếu:

  • Gửi bản scan chữ ký
  • Gửi bản in lại từ bản điện tử mà không ký tay
  • Hoặc bỏ trống ô ký tên

→ Hồ sơ sẽ bị trả lại vì không hợp lệ.

Sử dụng mẫu đơn cũ không đúng phiên bản

USCIS thường xuyên cập nhật biểu mẫu. Nhiều trường hợp bị từ chối do sử dụng mẫu đã hết hạn, ví dụ:

  • Dùng phiên bản cũ hơn 10/17/2024 (áp dụng cho năm 2025)
  • Không tải từ nguồn chính thống tại uscis.gov/i-864

Mỗi mẫu đều có ngày ở góc dưới bên trái – cần kiểm tra kỹ trước khi in và điền.

Không kê khai đúng số người trong hộ gia đình

Tổng số người bảo trợ (trong Part 5 – Household Size) bị tính sai hoặc trùng lặp, dẫn đến:

  • Mức chuẩn nghèo liên bang tính sai
  • Tổng thu nhập không đáp ứng yêu cầu theo số người

Mỗi người chỉ được tính một lần duy nhất, kể cả người đã bảo lãnh trước đây hoặc thành viên trong hộ cùng khai thuế.

Không đính kèm I-864A khi dùng thu nhập của thành viên khác

Nếu bạn cộng thêm thu nhập của vợ/chồng hoặc người sống cùng hộ để đủ điều kiện tài chính nhưng không nộp kèm mẫu I-864A, USCIS sẽ coi phần thu nhập đó không hợp lệ.

Mỗi người cùng đóng góp thu nhập bắt buộc phải điền I-864A riêng, ký tên và đính kèm tài liệu thuế tương ứng.

Gửi bản sao mờ, thiếu phụ lục hoặc trình bày không đúng định dạng

  • Scan mờ, thiếu trang hoặc cắt góc
  • Nộp bản sao bị che thông tin
  • In giấy hai mặt hoặc dính ghim kim loại gây lỗi scan

USCIS khuyến nghị: In một mặt, giấy trắng, không ghim bấm, sắp xếp theo thứ tự rõ ràng và dễ đọc.

Không ghi rõ thông tin cơ bản hoặc để trống phần bắt buộc

Ví dụ:

  • Bỏ trống A-Number (nếu đã có)
  • Không ghi địa chỉ hoặc ngày sinh
  • Thiếu thông tin trong các phần bắt buộc như Part 1, Part 5, Part 6

Mỗi mục quan trọng đều có đánh dấu Required. Nếu bỏ qua, khả năng bị RFE hoặc từ chối là rất cao.

Mẫu đơn I-864 và sự khác biệt với I-134

2 biểu mẫu I-864I-134 đều là cam kết tài chính được sử dụng trong quy trình xin visa Hoa Kỳ. Tuy nhiên, mục đích sử dụng, đối tượng áp dụng và giá trị pháp lý của hai mẫu đơn này hoàn toàn khác nhau.

Tiêu chíI-864 – Affidavit of Support (Định cư)I-134 – Affidavit of Support (Không định cư)
Mục đích sử dụngDành cho visa định cư (immigrant visa)Dành cho visa không định cư (non-immigrant visa)
Đối tượng áp dụngNgười bảo lãnh thân nhân định cư (vợ/chồng, con, cha mẹ, anh chị em…)Người mời thân nhân sang du lịch, du học, chương trình nhân đạo…
Tính ràng buộc pháp lýBắt buộc, có hiệu lực pháp lý theo luật di trú Hoa KỳKhông bắt buộc, chỉ là cam kết thiện chí
Trách nhiệm tài chính kéo dài đếnKhi người được bảo lãnh: có quốc tịch Mỹ, làm đủ 40 quý, hoặc mất PRKhông có ràng buộc về trách nhiệm lâu dài
Yêu cầu thu nhập tối thiểu125% Chuẩn nghèo liên bang (FPG) (hoặc 100% nếu là quân nhân)Không có mức cụ thể, nhưng cần chứng minh khả năng tài chính hợp lý
Cần nộp kèm tài liệu nào?Bắt buộc: khai thuế (IRS Transcript hoặc Form 1040), giấy tờ tài chính hợp lệLinh hoạt: sao kê ngân hàng, thư xác nhận việc làm, giấy thu nhập…
Ai ký đơn?Người bảo lãnh chính (bắt buộc) + người đồng bảo trợ (nếu có)Người mời (host) hoặc người tài trợ chuyến đi
Dùng cho diện visa nào?IR, F1, F2A, F3, F4, K-1/AOS, I-140 có quan hệ gia đình…B-1/B-2, F-1, J-1, chương trình nhân đạo/parole tạm thời…
Tên chính thức của biểu mẫuForm I-864, Affidavit of Support Under Section 213A of the INAForm I-134, Affidavit of Support
Tải mẫu từ đâu?uscis.gov/i-864uscis.gov/i-134

Tôi có phải nộp I-864 riêng cho từng người thân không?

Nếu người thân của bạn nằm trong cùng một bộ hồ sơ I-130 thì chỉ cần nộp một bản chính mẫu I-864 kèm các bản sao. Nếu họ có hồ sơ I-130 riêng biệt, mỗi người sẽ cần một mẫu I-864 riêng. Các giấy tờ tài chính chỉ cần nộp một lần cho bản chính.

  • Nếu người được bảo lãnh nằm trong cùng hồ sơ I-130 (ví dụ: cha + mẹ hoặc vợ + con): Chỉ cần 1 bản chính + các bản sao I-864 cho người đi kèm trong vòng 6 tháng
  • Nếu mỗi người được nộp hồ sơ riêng (ví dụ: cha và mẹ mỗi người 1 I-130): Mỗi người cần một bản I-864 gốc riêng biệt

Không cần nộp lại giấy tờ tài chính cho các bản sao nếu đã nộp cùng bản chính.

Kết luận

Mẫu đơn I-864 – Affidavit of Support là một thành phần bắt buộc trong hầu hết các hồ sơ xin visa định cư Mỹ, đặc biệt với diện bảo lãnh thân nhân. Đây không chỉ là một biểu mẫu hành chính, mà còn là cam kết tài chính ràng buộc theo luật di trú Mỹ, yêu cầu người bảo trợ phải chứng minh khả năng hỗ trợ lâu dài cho người được bảo lãnh sau khi nhập cư.

Việc điền đơn I-864 tưởng đơn giản nhưng lại rất dễ sai sót. Mỗi chi tiết đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ xét duyệt hoặc quyết định chấp thuận hồ sơ. Vì vậy, nếu bạn đang chuẩn bị hồ sơ định cư cho người thân, hãy dành thời gian tìm hiểu kỹ hướng dẫn chính thức từ USCIS và cập nhật các biểu mẫu mới nhất năm 2025. Trong trường hợp chưa rõ điều kiện tài chính có đủ hay không, hoặc cần người đồng bảo trợ, bạn nên cân nhắc tìm đến đơn vị tư vấn có chuyên môn thực tế, để tránh sai sót không đáng có.

Bài viết liên quan

Tin tức Mỹ

Đơn I-131 là gì? Hướng dẫn điền đơn xin Travel Document không làm mất tình trạng định cư

Khi đang sinh sống hoặc chờ thẻ xanh tại Mỹ, việc cần rời khỏi nước[...]

Tin tức Mỹ

[Bản tin Mỹ] Biểu tình tại Mỹ: Người nhập cư liệu có đối mặt nguy cơ mất visa, thẻ xanh?

Từ ngày 6/6/2025, hàng ngàn người dân, bao gồm cả người nhập cư hợp pháp[...]

Tin tức Mỹ

Mẫu đơn I-485 là gì? Hướng dẫn điền đơn xin chuyển đổi tình trạng visa

Nếu bạn đang sinh sống hợp pháp tại Mỹ và muốn xin thẻ xanh, thì[...]

Tin tức Mỹ

Mẫu I-526E là gì? Hướng dẫn điền đơn I-526E cho nhà đầu tư EB-5

Nếu bạn đang quan tâm đến việc định cư Mỹ theo diện đầu tư EB-5,[...]

Tin tức Mỹ

Hướng dẫn nộp đơn I-829 gỡ điều kiện thẻ xanh EB-5

Sau khi nhận được thẻ xanh có điều kiện thông qua chương trình EB-5, nhà[...]

Tin tức Mỹ

Hướng dẫn điền mẫu DS-260 xin visa định cư Mỹ tránh sai sót phổ biến

Mẫu DS-260 là biểu mẫu điện tử bắt buộc đối với tất cả những ai[...]

VICTORY INVESMENT CONSULTANTS

Chuyên tư vấn định cư tại Canada, Mỹ, Châu Âu, Úc và Caribbean. Chúng tôi đồng hành cùng bạn từ A đến Z, giúp bạn hiện thực hóa giấc mơ định cư tại các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới.

Sẵn sàng để bắt đầu hành trình mới?

Để lại thông tin liên hệ của bạn ngay hôm nay và nhận tư vấn di trú 1-1 miễn phí từ chuyên gia Victory. Hoặc gọi hotline 090.720.8879 để được hỗ trợ trực tiếp.


    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN


    *Victory luôn bảo mật thông tin của bạn.