NHẬP CƯ VÀ DI CƯ TRONG NĂM 2024 CÓ GÌ THAY ĐỔI ?

Chúng ta vẫn hay nghe nhắc nhiều đến các khái niệm như chương trình định cư, chính sách nhập cư và di cư bất hợp pháp. Nhưng bạn có phân biệt được định cư, di cư và nhập cư, chúng khác và giống nhau ở điểm gì? Bài viết hôm nay, VICTORY sẽ giúp bạn làm rõ hơn những khái niệm này.

1.Nhập cư là gì?

Nhập cư là hành động di chuyển chỗ ở đến vào một vùng hay một quốc gia mới còn gọi là nhập cư nước ngoài.

Dân nhập cư là những người có quốc tịch nước ngoài hoặc không có quốc tịch nhập cảnh vào một nước khác (không phải nước mà họ mang quốc tịch hoặc đang cư trú) với mục đích cư trú dài hạn hoặc định cư.

Nhập cư ngược với xuất cư và cả hai đều là di cư.

Nhập cư nước nào dễ nhất vẫn luôn là vấn đề được quan tâm bởi nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống, tìm kiếm môi trường học tập tốt cho các con vẫn luôn được xếp hàng đầu.

Định cư là gì?

Định cư là việc sinh sống ở một khu vực, địa phương, quốc gia cố định trong một thời gian dài và không có ý định dịch chuyển đến một nơi nào khác. Đôi khi định cư chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng hầu hết là vĩnh viễn.

Nhập cư khi bạn còn là một thường trú dân. Định cư khi bạn đã trở thành một công dân thực thụ.

Di cư là gì?

Di cư là sự di chuyển dân số từ quốc gia này đến cư trú ở quốc gia khác, từ đơn vị hành chính này tới cư trú ở đơn vị hành chính khác.

Dân di cư là những người rời bỏ nơi cư trú ở quốc gia mà người đó mang quốc tịch hoặc thường trú để đến cư trú dài hạn hoặc định cư ở một quốc gia khác. Những người xuất cảnh có thời hạn để thực hiện những mục đích như lao động, học tập thì sẽ không được coi là dân di cư.

Người di cư trong trường hợp phải chạy trốn ra một xứ khác để thoát cảnh hiểm nguy, ngược đãi, hoặc bắt bớ bởi một quyền lực ở chốn cư ngụ còn được gọi là người tỵ nạn. Người di cư khi đã vượt biên giới sang nước khác thì gọi là người tỵ nạn, họ được Tổ chức Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn bảo vệ và giúp đỡ.

Di cư bất hợp pháp là gì?

Trái với việc di cư hợp pháp, di cư bất hợp pháp là việc dịch chuyển nơi cư trú vào một quốc gia nhưng vi phạm luật di trú của quốc gia đó hoặc việc cư trú liên tục của người dân mà không có quyền hợp pháp để sống ở quốc gia đó. Hiện tượng di cư bất hợp pháp có xu hướng là cư dân từ các quốc gia kém phát triển, nghèo hơn đến các quốc gia giàu có hơn. Việc di cư bất hợp pháp tiềm ẩn những nguy hiểm như có thể bị giam giữ và trục xuất, hoặc phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt khác, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Tổ chức Di trú quốc tế, hay còn gọi là Tổ chức di cư quốc tế (tiếng Anh: International Organization for Migration, viết tắt là IOM) là một tổ chức liên Chính phủ được thành lập năm 1951 với tư cách là Ủy ban liên Chính phủ về di trú châu Âu (Intergovernmental Committee for European Migration) để giúp tái định cư những người phải di chuyển chỗ ở trong chiến tranh thế giới thứ 2.

Kể từ khi thành lập, IOM đã phát triển rộng khắp và hiện nay Tổ chức này hoạt động trong lĩnh vực di trú và các vấn đề liên quan đến di trú trên toàn thế giới. Tổ chức này hiện là cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc.

IOM bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987 và hiện đang hoạt động trong khuôn khổ Hiệp định Hợp tác với chính phủ Việt Nam. Tại Việt Nam, Phái đoàn IOM được đặt tại Hà Nội và văn phòng chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, hỗ trợ Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong lĩnh vực di cư.

Tình trạng nhập cư di cư hiện nay
Tình trạng nhập cư di cư hiện nay

2.Tình hình di cư quốc tế

Theo số liệu từ Tổ chức di cư quốc tế, trong năm 2017 toàn cầu có khoảng 285 triệu người di cư, trong đó chiếm khoảng 59% là lao động di cư quốc tế.

Có khoảng 20 quốc gia, khu vực là điểm đến chủ yếu của người di cư. Mỹ vẫn là điểm đến của nhiều người di cư nhất, di cư sang Mỹ có thể coi là xu hướng với số lượng người di cư Mỹ năm 2020 khoảng 51 triệu người, chiếm khoảng 18% số người di cư toàn cầu. Đức cũng là một trong những quốc gia có số lượng người di cư sang châu Âu đông đảo, khoảng 16 triệu người, tiếp theo là Saudi Arabia (Ả Rập Xê Út) với khoảng 13 triệu người di cư, Liên Bang Nga với khoảng 12 triệu người và Vương Quốc Anh có khoảng 9 triệu người di cư.

Với khoảng 18 triệu người đang sinh sống ở nước ngoài, Ấn Độ là quốc gia có cộng đồng di cư lớn nhất trong năm 2020, Những cộng đồng lớn khác là Mexico (11 triệu người), Liên Bang Nga (11 triệu người), Trung Quốc (10 triệu người) và Syria (8 triệu người).

Trong năm 2020, có khoảng một nửa số người di cư quốc tế định cư tại các quốc gia ở cùng khu vực với quê hương của họ. Tại châu Âu, số lượng người sinh sống tại quốc gia châu Âu khác quê huơng của mình chiếm đến 70% số lượng người di cư. Ngược lại với xu hướng trên, khu vực Trung và Nam Á có số lượng người dân sinh sống bên ngoài khu vực lớn nhất, lớn hơn cả khu vực Mỹ Latinh và vùng Caribe, và vùng bắc Mỹ.

Xu hướng đi định cư ở Canada, di cư đến Mỹ – các nước có thu nhập cao chiếm khoảng ⅔ số người di cư, điều này hoàn toàn đối lập với các nước có thu nhập trung bình, khoảng 31%. Còn lại khoảng 4% số người di cư quốc tế sống tại các nước có thu nhập thấp.

Cũng theo thống kê vào năm 2020, các nước có thu nhập thấp đến trung bình đang nhận khoảng 80% số người tị nạn trên toàn thế giới. Người tị nạn tại các nước có thu nhập cao chiếm khoảng 3% trong số lượng người di cư quốc tế tại đây. Con số này tại các nước có thu nhập trung bình rơi vào khoảng 25%, tại các nước có thu nhập thấp là khoảng 50%.

Cũng trong năm 2020, lượng người tị nạn chiếm khoảng 12% trong số người di cư quốc tế. Và tình trạng bắt buộc phải rời bỏ quê hương, đi từ nước này sang nước khác ngày càng gia tăng với tốc độ nhanh chóng. Từ năm 2000 đến năm 2020, số lượng người rời quê hương vì các lý do xung đột, khủng hoảng, bạo lực, xúc phạm quyền con người đã tăng gấp đôi, từ 17 triệu người lên thành 34 triệu người.

Tình hình phân bổ số lượng người di cư lao động toàn cầu như sau: có khoảng 46,9% tổng số người di cư lao động đang sinh sống và làm việc chủ yếu tại hai khu vực: Bắc Mỹ và vùng phía Tây, Bắc và Nam châu Âu. Hiện có khoảng 55,4% người lao động nữ, và 40,9% lao động nam đang làm việc tại hai khu vực này.

Tuy nhiên, kể từ khi đại dịch COVID-19 trở nên căng thẳng vào cuối tháng 12/2020, các sắc lệnh hạn chế di chuyển, xuất nhập cảnh đã ảnh hưởng đến việc di cư của người dân và vai trò của các tổ chức nhân đạo. Chỉ riêng trong khoảng từ tháng 03/2020 đến tháng 02/2021, có khoảng 105 ngàn lệnh hạn chế di chuyển đã được áp dụng trên toàn thế giới. Cùng lúc đó, tại 189 quốc gia và vùng lãnh thổ đồng thời cũng đưa ra khoảng 795 các trường hợp ngoại lệ được miễn hạn chế di chuyển.

Trong khoảng từ tháng 03/2020 đến tháng 07/2020, ước lượng không có sự gia tăng trong số người di cư quốc tế. Những người di cư sang Canada, di cư sang Úc hay di cư qua Mỹ, cụ thể là những người có công việc được trả lương thấp, sẽ đồng thời bị ảnh hưởng và tổn thương bởi đại dịch. Những người lao động di cư cũng làm việc trong các ngành nghề quan trọng nhằm phòng chống đại dịch ở nhiều quốc gia.

Lượng người di cư quốc tế thường chủ yếu thường là những người đang trong độ tuổi lao động. Trong năm 2020, có khoảng 73% người di cư quốc tế có độ tuổi từ 20-64 tuổi, trong khi độ tuổi này chiếm khoảng 53% dân số thế giới.

Những người di cư lao động đóng góp cho sự phát triển ở quê hương của họ thông qua việc thúc đẩy đầu tư nước ngoài, thương mại, tiếp cận nhiều hơn với công nghệ và tài chính quốc tế. Tuy nhiên, theo số liệu dự báo của World Bank, đại dịch COVID-19 có thể làm suy giảm lượng kiều hối được gửi đến các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình: giảm từ 548 tỷ đô la Mỹ năm 2019 xuống còn 470 tỷ đô la Mỹ trong năm 2021. Đây là mức giảm 78 tỷ đô la Mỹ tương đương 14%. Sự sụt giảm này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người di cư ở Mỹ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung cùng gia đình của họ. Do đó, các hành động ứng phó với đại dịch kèm theo hỗ trợ nhóm người di cư an toàn và di cư lao động rất cần thiết để giảm thiểu các tác động tiêu cực của đại dịch.

Nhập cư và di cư bất hợp pháp
Nhập cư và di cư bất hợp pháp

3.Tình hình di cư ở Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, quá trình di dân thường gắn liền với quá trình xây dựng nước và phát triển đất nước, trong đó lao động di cư là lực lượng chính của các cuộc di dân, có thể kéo theo cả gia đình của họ. Điểm chung của các cuộc di dân đều là động lực tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, góp phần phân bổ lại dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo phát triển bền vững với lực lượng lao động di cư giữ vai trò quan trọng. Từ năm 2009-2019, việc thực hiện thành công các chương trình mục tiêu, dự án kinh tế – xã hội tại các địa phương đã thu hẹp khoảng cách kinh tế giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền; qua đó làm giảm số lượng người di cư cũng như lao động di cư trong giai đoạn này và gia tăng xu hướng lao động di cư trong phạm vi quen thuộc (di cư trong địa bàn huyện).

Thống kê từ cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 (Tổng điều tra) của Tổng cục Thống kê cho thấy, mặc dù dân số Việt Nam liên tục tăng nhưng lượng người di cư đang có dấu hiệu giảm rõ rệt về số lượng và tỷ lệ. Độ tuổi phổ biến của người di cư là từ 20-39 tuổi, chiếm 61,8% tổng số người di cư, gần gấp đôi tỷ lệ di cư của nguời không di cư cùng nhóm tuổi (33,2%). Đây cũng chính là nhóm tuổi trẻ, nhóm tuổi tham gia chính vào lực lượng lao động, có xu hướng đi xa, chấp nhận thử thách để thay đổi môi trường sống cũng như tìm kiếm các cơ hội việc làm với mong muốn nâng cao chất lượng sống. Đến nay, yếu tố di cư đã góp phần làm dân số khu vực thành thị tăng thêm 1,2 triệu người, chiếm 3,5% dân số thành thị.

Theo kết quả nghiên cứu chuyên sâu Tổng điều tra, có tới 91,4% lao động di cư làm ở khu vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. Đặc biệt, tỷ trọng lao động di cư làm trong khu vực công nghiệp và xây dựng cao gần gấp đôi tỷ trọng người không di cư làm trong cùng khu vực (44,9% so với 27,7%). Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng vẫn là 2 khu vực thu hút phần lớn lao động di cư với mạng lưới dày đặc các khu công nghiệp, các vùng kinh tế trọng điểm, đem lại nhiều cơ hội mới hấp dẫn.

Tại Việt Nam, lao động di cư phần lớn làm các công việc chân tay hoặc không đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật. Có tới 78,8% lao động di cư từ 15 tuổi trở lên không có trình độ chuyện môn kỹ thuật trong khi trình độ sơ cấp chiếm 4,3%, trung cấp chiếm 3,9%, cao đẳng chỉ chiếm 3,3% và đại học chiếm 9,2%. Mặc khác, tỷ lệ thất nghiệp của lao động di cư của Việt Nam lại cao hơn người không di cư, tương ứng 2,53% so với 2,01%. Trong đó, lao động nữ di cư có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn lao động nam di cư, lần lượt là 2,82% và 2,20%. Trong tổng số lao động di cư đang thất nghiệp, hơn hai phần ba (69,7%) là những người di cư tới thành thị và chỉ có một phần ba là lao động di cư tới nông thôn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sống của lao động di cư, đặc biệt là vấn đề an sinh xã hội còn nhiều lỗ hổng.

Bình quân mỗi năm cả nước có trên dưới 100,000 lao động đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài. Ngoài ra, ước có khoảng gần 10,000 người đi theo diện cá nhân, chủ yếu qua các con đường bất hợp pháp. Trong số này, phải kể đến các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thanh Hóa, v.v… là địa phương có rất đông lao động di cư bất hợp pháp, đặc biệt là sang Trung Quốc, Đài Loan làm việc “chui”. Mỗi ngày, vẫn có hàng trăm người luôn tìm cách vượt biên theo nhiều cách khác nhau để tới được “miền đất hứa” theo lời giới thiệu của những cò mồi. Đỉnh điểm, thảm kịch 39 người Việt Nam nhập cư bất hợp pháp thiệt mạng trong chiếc container đông lạnh tại hạt Essex của Anh đã khiến cả thế giới bàng hoàng. Những chiếc xe tải chở người trốn bên trong container qua mặt lực lượng chức năng khi xuất phát từ các nước châu Âu khác đến Anh đã gióng lên một hồi chuông báo động về các chính sách nhập cư của toàn châu Âu cũng như của toàn thế giới.

Tình hình di cư và nhập cư ở các nước và Việt Nam
Tình hình di cư và nhập cư ở các nước và Việt Nam

Kết

Giấc mơ đổi đời tại “miền đất hứa” luôn là mơ ước của rất nhiều người. Nhưng đừng để “tiền mất tật mang” và những mơ ước của bạn bị chôn vùi vì đặt niềm tin sai chỗ. Hãy để VICTORY hiện thực hóa giấc mơ định cư của bạn và cả gia đình.

📂Có thể bạn quan tâm:

Định cư các nước
Định cư các nước
  • ĐỊNH CƯ UY TÍN VICTORY tự hào là đơn vị tư vấn định cư chuyên nghiệp, tận tâm và có tỷ lệ hồ sơ thành công cao không chỉ riêng các chương trình định cư Canada mà còn tự hào là đơn vị dẫn đầu trong tư vấn định cư Mỹ, định cư Châu âu, định cư Úc
  • Địa Chỉ :LM81-28. OT07, Tòa Landmark 81 Vinhome Central Park, 720A Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 090.720.8879
  • Website: www.dinhcucacnuoc.com
Đăng Ký Nhận Bản Tin


    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *