NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG DI CƯ Ở CHÂU ÂU ?

Khủng hoảng di cư ở Châu Âu. Người di cư là những người di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác với mục đích và có xu hướng sẽ ở lại quốc gia đó trong thời gian dài. Việc di chuyển này không phải vì lý do ép buộc hoặc vì nỗi lo đến tính mạng, quyền tự do, mà là để cải thiện cuộc sống. Người di cư có quyền quay trở lại quê hương một cách tự do và an toàn nếu họ muốn.

Người tị nạn là những người rời bỏ đất nước để chạy trốn chiến tranh hoặc tình trạng ngược đãi vì các lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch,v.v… Người tị nạn không bị ép phải hồi hương.

Khủng hoảng di cư là cuộc khủng hoảng về số lượng người di cư với sự gia tăng đột ngột, ồ ạt, phức tạp, trong đó nhóm người dễ bị tổn thương là phụ nữ, trẻ em, lao động di cư…

Vấn đề khủng hoàng nhập cư ở Châu Âu hiện nay
Vấn đề khủng hoàng nhập cư ở Châu Âu hiện nay

1.Nguyên nhân khủng hoảng di cư ở châu âu

Năm 2015, một lượng lớn người di cư, người tị nạn từ các khu vực như châu Phi, Trung Đông và Balkan sang Liên minh châu Âu (EU) qua biển Địa Trung Hải và Đông Nam châu Âu đã tạo nên cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu. Đã có ít nhất 5 tàu ​​chở gần 2,000 người di cư đến châu Âu bị chìm ở biển Địa Trung Hải, với số người chết tổng cộng ước tính hơn 1,200 người.

Nguyên nhân của các cuộc khủng khoảng di cư không hoàn toàn giống nhau, nguyên nhân chính xuất phát từ khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội của các nước khu vực Bắc Phi – Trung Đông; nguyên nhân sâu xa là sự cạnh tranh chiến lược, chính trị của các nước lớn. Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng di cư là do sự gia tăng của nạn thất nghiệp dẫn tới sự chênh lệch giàu nghèo dẫn tới bất bình đẳng trong xã hội ở các nước trong khu vực này. Đặc biệt, sự trì trệ cùng những chính sách quản lý, điều hành hà khắc kéo dài trong nhiều năm khiến dân chúng bất bình. Điều đó lý giải vì sao khó khăn về kinh tế – xã hội ở các quốc gia khu vực Bắc Phi – Trung Đông trong thời gian qua tuy không trầm trọng hơn so với các khu vực đói nghèo khác trên thế giới, nhưng bất ổn chính trị vẫn xảy ra có tính hệ thống.

Bên cạnh đó, Bắc Phi – Trung Đông là những khu vực có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. Vì vậy, nơi đây luôn xảy ra tình trạng tranh giành lợi ích giữa các nước lớn và hậu quả là đời sống chính trị ở các quốc gia trong khu vực này thường xuyên rơi vào tình trạng hỗn loạn. Tình hình chính trị khu vực liên tục rơi vào bất ổn, kinh tế không thể phát triển, cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, tình trạng đói nghèo diễn ra phổ biến ở các vùng nông thôn, thậm chí cả thành thị ở các quốc gia này.

Bên cạnh đó, các quốc gia châu Âu chưa thống nhất được chính sách giải quyết đối với người tị nạn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mặc dù làn sóng người di cư vào châu Âu diễn ra từ nhiều năm trở lại đây và nhiều nước của châu lục này đã tham gia Công ước quốc tế về người tị nạn, thậm chí một số nước trong Liên minh châu Âu còn tham gia Công ước Dublin về quy định trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong thực hiện các thủ tục đăng ký tiếp nhận người tị nạn. Tuy nhiên, trước áp lực từ làn sóng người di cư, mỗi quốc gia châu Âu lại có quan điểm và chính sách xử lý khác nhau. Cộng hòa Liên bang Đức thì sẵn sàng tiếp nhận người tị nạn, nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số, đồng thời tuyển chọn nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước.

Trong khi đó, các quốc gia như Italy, Hy Lạp và các nước vùng Balkan (Serbia, Hungary, Croatia) lại không tiếp nhận người di cư do lo ngại về an ninh và khó khăn của nền kinh tế trong nước. Tuy nhiên, người nhập cư muốn đến được các nước có nhu cầu tiếp nhận thì họ phải đi qua các nước phản đối nhập cư. Như vậy, thay vì thực hiện các quy định trong Công ước Dublin về người tị nạn, các nước tuyến đầu kiên quyết đóng cửa biên giới. Đây chính là nguyên nhân tạo ra cảnh hỗn loạn, gia tăng tình trạng bạo lực và bất ổn. Bên cạnh việc các nước chống nhập cư tìm mọi cách ngăn chặn trên đường bộ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp cũng thôi thúc người di cư vượt Địa Trung Hải đến châu Âu và thảm cảnh trên biển đã xảy ra, khiến hàng nghìn người thiệt mạng.

Khủng hoảng di cư ở Châu Âu
Khủng hoảng di cư ở Châu Âu

2.Hệ quả từ khủng hoảng di cư ở châu Âu

Làn sóng di cư ồ ạt vào châu Âu đã tạo ra những bất ổn đáng kể trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, xã hội đối với châu Âu: Thứ nhất, đó là sự hỗn loạn về an ninh và trật tự xã hội của một số quốc gia, nhất là tại các khu vực cửa khẩu biên giới và hệ thống đầu mối giao thông; Thứ hai, khủng hoảng di cư đã tạo ra gánh nặng kinh tế đối với hầu hết các quốc gia châu Âu, nhất là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực đồng tiền chung châu Âu cho đến nay chưa được hóa giải triệt để; Thứ ba, áp lực từ làn sóng di cư đến châu Âu đã khiến cho những bất đồng chính trị trong nội bộ EU ngày càng sâu sắc hơn.

Làn sóng người tị nạn dâng cao còn dẫn đến bất ổn chính trị và căng thẳng xã hội gia tăng ở các quốc gia EU.

Đơn cử tại Ba Lan, hàng chục người di cư, được cho là đến từ Afghanistan, đã bị mắc kẹt tại biên giới Ba Lan – Belarus trong nhiều tuần, dẫn đến các cuộc đụng độ giữa cảnh sát biên giới Ba Lan và các nhà hoạt động nhân quyền. Bên cạnh đó, một cuộc bạo loạn tại một trung tâm tị nạn ở Palbrade, Lithuania hồi tháng 6 cũng đã diễn ra.

Mặt khác, tình trạng tị nạn ồ ạt không kiểm soát đã làm dấy lên hồi chuông cảnh báo về hệ thống biên giới yếu kém của EU, vốn vẫn chưa được khắc phục đáng kể sau khủng hoảng di cư năm 2015.

Cuộc khủng hoảng hiện tại của châu Âu cho thấy châu lục này vẫn dễ bị tổn thương trước làn sóng người tị nạn và các hệ lụy của nó. Vấn đề này sẽ càng trầm trọng hơn khi làn sóng người tị nạn mới đến từ Afghanistan tiếp tục hướng đến lục địa già.

Nếu các nước thành viên EU không có giải pháp mới hiệu quả thì cuộc khủng hoảng di cư năm 2015 sẽ tái diễn, gây xáo trộn tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh của toàn khu vực.

Trước tình thế bế tắc đó, Nga và Đức đang giữ vai trò nổi bật trong nỗ lực xoay chuyển tình hình. Trước đó, Nga tuyên bố Moscow sẵn sàng giúp giải quyết cuộc khủng hoảng di cư bằng mọi khả năng có thể. Theo nhà lãnh đạo Nga, các nước phương Tây cũng phải có trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng di cư này vì họ đứng đằng sau những cuộc xung đột ở Iraq và Afghanistan.

Về phía Đức, cũng đã cam kết hỗ trợ hoạt động của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR ) và Tổ chức Di trú quốc tế ở Belarus trong nỗ lực hồi hương những người di cư đang mắc kẹt ở Belarus.

Tuy nhiên, vẫn chưa có một giải pháp nào thực sự hiệu quả để giải quyết tình trạng khủng hoảng di cư. Ủy ban châu Âu (EC) và Đức đã bác bỏ đề xuất của Belarus, theo đó EU tiếp nhận 2,000 người di cư còn Belarus sẽ hồi hương 5,000 người khác. Belarus đã cho di chuyển 2,000 người di cư tới một trung tâm hậu cần, nhằm hạ nhiệt tình hình.

Trong khi đó, việc Ba Lan điều quân đội tới khu vực biên giới để kiểm soát tình hình được cảnh báo có thể dẫn tới xung đột nếu hai bên không kiềm chế. NATO cũng đã gia tăng tần suất các chuyến bay gần biên giới Belarus cho thấy tình hình đang có dấu hiệu căng thẳng.

Thực tế, cánh cửa đối thoại cho các bên vẫn đang để ngỏ, nhưng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng di cư chưa tìm ra lối thoát, các cảnh báo khủng hoảng lan rộng ở châu Âu đã được đưa ra. Và nếu tình hình không được kiểm soát có thể dẫn tới xung đột quân sự, và đây chắc chắn là điều không bên nào mong muốn.

Tình trạng khủng hoảng di cư ở Châu Âu
Tình trạng khủng hoảng di cư ở Châu Âu

3.Thực trạng khủng hoảng di cư châu Âu hiện nay

Liên minh châu Âu (EU) từng phải đối mặt với cuộc khủng hoảng di cư năm 2015 và giờ đây có nguy cơ là cuộc khủng hoảng di cư mới mà họ cáo buộc rằng có sự tiếp tay của Belarus. Trong vài tháng gần đây, số chuyến bay được hành khách đặt kín chỗ từ Baghdad (Iraq) đến Minsk (Belarus) tăng dần đều theo cách không tự nhiên. Động thái này của Belarus được cho là nhằm đáp trả việc EU thực hiện thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với nước này.

Kể từ đó, hàng nghìn người di cư từ Iraq, Trung Đông và châu Phi bay sang Belarus rồi vượt biên trái phép vào EU thông qua biên giới với một số quốc gia như Latvia, Lithuania và Ba Lan, bất chấp nỗ lực tối đa của cơ quan nhập cư của các quốc gia này và Cơ quan bảo vệ biên giới EU (Frontex).

Hành động này được cho rằng là hành vi gây hấn không thể chấp nhận được và có thể coi là một cuộc tấn công trực tiếp nhằm tạo ra bất ổn và áp lực cho EU.

Nghiên cứu vấn đề nhập cư ở EU hiện nay, các nhà chuyên môn đều cho rằng, đây là vấn đề của một quá trình tích tụ lâu dài và trở nên căng thẳng kể từ năm 2015, khi có khoảng 1,1 triệu người từ các quốc gia Syria, Iraq và Lybia tìm mọi cách để di cư đến châu Âu.

Hy Lạp là một trong 6 quốc gia tiếp nhận số lượng người tị nạn lớn nhất với khoảng 821 nghìn người, chiếm 80%. Italy cũng là đích đến của 150 nghìn người di cư vượt biển. Còn Bulgaria tiếp nhận gần 30 nghìn người và Tây Ban Nha đón tiếp hơn 3,800 người. UNHCR cho biết, cuộc nội chiến tại Syria là nguyên nhân làm bùng phát cuộc khủng hoảng di cư tại châu Âu trầm trọng nhất kể từ những năm 90 thế kỷ XX khi hơn một nửa số người di cư và tị nạn đến từ Syria.

Theo IOM, năm 2016, rất khó để ước đoán được số người tị nạn và di cư tới châu Âu do các bên chưa tìm ra giải pháp cho cuộc nội chiến Syria, trong bối cảnh nhiều nước châu Âu vẫn siết chặt an ninh tại các khu vực biên giới. Trên thực tế, số lượng người di cư vượt biển vào châu Âu tuy có giảm so với năm trước, nhưng số người thiệt mạng trên biển Địa Trung Hải trong năm 2016 đạt mức kỷ lục 5 nghìn người, tăng gần 25% so với năm 2015.

Năm 2017, thế giới vẫn tiếp tục chứng kiến những con số kỷ lục về số lượng người di cư. Từ tháng 01 năm 2017 đến nay có khoảng 100 nghìn người di cư vượt biển để đến châu Âu, trong đó khoảng 85 nghìn người đã đến Italy từ Libya và khoảng 2,200 người đã thiệt mạng trước khi tới được châu Âu.

Như vậy, có thể nói, sau hơn hai năm kể từ khi cuộc khủng hoảng nhập cư châu Âu bắt đầu, làn sóng di cư vẫn tiếp tục để lại những tấm bi kịch trên con đường di cư và trong các trại tị nạn, gây nhiều tác động về an ninh, kinh tế và xã hội cho các nước phát triển, nhất là tại châu Âu.

Tuy nhiên, cần phải nói thêm rằng, làn sóng di cư không chỉ diễn ra ở châu Âu, mà còn xảy ra ở nhiều quốc gia khác. Trên thực tế đã có gần 2 triệu người tị nạn từ Syri sang Thổ Nhĩ Kỳ và một triệu người bỏ chạy tới Li Băng, nơi dân số ước chừng chỉ 3,5 triệu người và Jordan với 6,5 triệu dân đã tiếp nhận gần 700 nghìn người tị nạn.

Những người tị nạn chọn châu Âu là điểm đến bởi đây là các quốc gia giàu có ở phía Tây. Phần lớn họ chỉ đi qua các quốc gia EU nghèo hơn ở phía Nam và phía Đông, nơi cơ sở hạ tầng, điều kiện sinh hoạt, và nguồn lực kinh tế kém hơn. Với năng lực và ngôn ngữ hạn chế, những người tị nạn thường phải dựa vào sự trợ giúp của chính phủ nước sở tại để tồn tại.

Hiện EU vẫn đang tranh cãi với một số quốc gia thành viên về hạn ngạch tiếp nhận người tị nạn. Hạn ngạch người tị nạn của EU bị Nhóm Visegrad (liên minh 4 nước Trung Âu gồm Czech, Hungary, Ba Lan và Slovakia) phản đối sau cuộc khủng hoảng người tị nạn năm 2015.

Hiện tại nhiều người tị nạn đã vào được Ba Lan, Latvia và Lithuania, nhưng các quốc gia này có thể không sẵn sàng nguồn lực cho họ tị nạn vĩnh viễn.

Các nhà lãnh đạo EU đang cố gắng giảm thiểu mối đe dọa về thực trạng an ninh biên giới yếu kém bằng cách đưa ra các tuyên bố cho thấy quyết tâm của họ trong việc ngăn chặn tình trạng di cư không kiểm soát khỏi Afghanistan.

Tuy nhiên, với những cách thức và con đường ngày càng đa dạng để người tị nạn đặt chân vào châu Âu, có vẻ như không thể tránh khỏi rằng an ninh biên giới của EU sẽ tiếp tục bị đe dọa.

Định cư các nước
Định cư các nước
  • ĐỊNH CƯ UY TÍN VICTORY tự hào là đơn vị tư vấn định cư chuyên nghiệp, tận tâm và có tỷ lệ hồ sơ thành công cao không chỉ riêng các chương trình định cư Canada mà còn tự hào là đơn vị dẫn đầu trong tư vấn định cư Mỹ, định cư Châu âu, định cư Úc
  • Địa Chỉ :LM81-28. OT07, Tòa Landmark 81 Vinhome Central Park, 720A Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 090.720.8879
  • Website: www.dinhcucacnuoc.com
Đăng Ký Nhận Bản Tin


    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *