THỊ THỰC NHẬP CẢNH VÀ NHỮNG LƯU Ý BẠN CẦN BIẾT

Bài viết hôm nay, VICTORY sẽ cùng bạn tìm hiểu về khái niệm thị thực nhập cảnh là gì? hay thị thực xuất nhập cảnh là gì? cùng những vấn đề liên quan đến thị thực nhập cảnh.

Thị thực nhập cảnh các nước là gì?

Giấy thị thực nhập cảnh là một bằng chứng hợp pháp xác nhận rằng bạn được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnhquốc gia cấp thị thực. Sự cho phép này có thể bằng một văn bản nhưng phổ biến là bằng một con dấu xác nhận vào trong hộ chiếu của người sở hữu. Một số quốc gia không đòi hỏi phải có thị thực khi nhập cảnh trong một số trường hợp, do có sự thỏa hiệp giữa hai quốc gia.

Thị thực nhập cảnh Việt Nam thị thực nhập cảnh vào 1 quốc gia nào đó được cấp cho công dân Việt Nam bởi Cục quản lý xuất nhập cảnh.

Thị thực nhập cảnh (Visa)
Thị thực nhập cảnh (Visa)

Thị thực nhập cảnh tiếng Anh là gì?

Thị thực nhập cảnh trong tiếng anh được gọi là Visa và mọi người cũng thường dùng từ Visa hơn là từ Thị thực.

Thị thực rời

Như các bạn đã biết, Visa thường được dán trực tiếp lên trang hộ chiếu công dân. Tuy nhiên, trên thực tế, có một số trường hợp, vì những lý do khác nhau mà Visa được cấp rời – tờ giấy kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế thị thực nhập cảnh. Thị thực rời cũng được pháp luật quy định theo mẫu thị thực nhập cảnh – mẫu NC2.

Số thị thực nhập cảnh là gì? Số Visa là gì?

Dãy ký tự trên thị thực nhập cảnh – Visa có thể bao gồm cả chữ cái và chữ số, thể hiện loại hình thị thực mà bạn được cấp. Mỗi quốc gia sẽ có quy định riêng về loại những ký tự này.

Miễn thị thực nhập cảnh là gì?

Miễn thị thực nhập cảnh việc một quốc gia cho phép công dân của một quốc gia khác nhập cảnh và lưu trú trong một khoảng thời gian nhất định mà không phải làm các thủ tục cũng như đóng các khoản lệ phí liên quan đến việc xuất nhập cảnh.

Miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam là việc người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam không phải xin thị thực nhập cảnh. Nếu người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh nếu có giấy tờ chứng minh miễn thị thực nhập cảnh, bao gồm: hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài còn giá trị ít nhất 06 tháng kể từ ngày nhập cảnh và có Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Các loại thị thực nhập cảnh Việt Nam – Các ký hiệu trên thị thực nhập cảnh

Theo Điều 8 Luật số 47/2014/QH2013 và Luật số 51/2019/QH14 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, có các loại ký hiệu thị thực nhập cảnh như sau:

Dành cho cơ quan chủ quản Nhà nước Việt nam trong việc ngoại giao, cơ quan lãnh sự

  • NG1 là loại thị thực nhập cảnh các nước trên thế giới cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
  • NG2 là loại thị thực cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • NG3 là loại thị thực cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
  • NG4 là loại thị thực cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi cùng đi; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.

Dành cho cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn trong thực thi pháp luật hiện hành Việt Nam

  • LV1 là loại thị thực cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  • LV2 là loại thị thực cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Dành cho nhà đầu tư, tổ chức đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam

  • ĐT là loại thị thực cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
  • ĐT1 là loại thị thực cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.
  • ĐT2 là loại thị thực cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.
  • ĐT3 là loại thị thực cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
  • ĐT4 là loại thị thực cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị dưới 03 tỷ đồng.

Dành cho các doanh nghiệp trong thương mại

  • DN là loại thị thực cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.
  • DN2 là loại thị thực cấp cho người nước ngoài vào chào bán dịch vụ, thành lập hiện diện thương mại, thực hiện các hoạt động khác theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
  • NN1 là loại thị thực cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
  • NN2 là loại thị thực cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
  • NN3 là loại thị thực cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.

Dành cho những hoạt động khác như học tập, báo chí, người lao động

  • DH là loại thị thực cấp cho người vào thực tập, học tập.
  • HN là loại thị thực cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.
  • PV1 là loại thị thực cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
  • PV2 là loại thị thực cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.
  • là loại thị thực cấp cho người vào lao động.
  • LĐ1 là loại thị thực cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
  • Thị thực LĐ2 là loại thị thực cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động.
  • DL là loại thị thực cấp cho người vào du lịch.
  • TT là loại thị thực cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
  • VR là loại thị thực cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.
  • SQ là loại thị thực cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật quản lý xuất nhập cảnh.
Phân loại thị thực nhập cảnh
Phân loại thị thực nhập cảnh

Phân loại thị thực xuất nhập cảnh

Theo tiêu chí thời gian hiệu lực của thị thực và số lần nhập cảnh, thị thực nhập cảnh các nước được phân thành:

  • Thị thực 1 tháng nhập cảnh 1 lần
  • Thị thực 2 tháng nhập cảnh nhiều lần
  • Thị thực 3 tháng nhập cảnh 1 lần
  • Thị thực 3 tháng nhập cảnh nhiều lần
  • Thị thực 6 tháng nhập cảnh nhiều lần
  • Thị thực 1 năm nhập cảnh nhiều lần

Sự khác nhau cơ bản giữa thị thực nhập cảnh 1 lần và thị thực nhập cảnh nhiều lần là số lần nhập cảnh vào quốc gia đó. Trong khi visa (thị thực) nhập cảnh một lần chỉ cho bạn vào quốc gia đó một lần duy nhất. Một khi rời khỏi quốc gia đó, thì bạn cần phải xin visa mới để tái nhập cảnh. Còn visa nhập cảnh nhiều lần cho phép bạn tự do ra vào quốc gia đó trong thời hạn visa.

Dấu thị thực nhập cảnh là gì?

Theo nguyên tắc, sau khi xuống sân bay bất kỳ một nước nào, bạn phải qua cửa hải quan – xuất nhập cảnh để xuất trình giấy tờ, điền vào tờ khai nhập cảnh. Đây là một thủ tục bắt buộc và rất quan trọng. Nó chứng tỏ bạn vào nước đó một cách hợp pháp, đã có người cho phép.

Bạn nên điền đầy đủ thông tin trong tờ khai nhập cảnh, giữ lấy một phần tờ khai đó trong hộ chiếu, kiểm tra kỹ con dấu thị thực nhập cảnh trong hộ chiếu. Hãy đảm bảo rằng, khi chưa hoàn thành mọi khâu nhập cảnh, bạn không nên ra khỏi sân bay.

Thị thực tái nhập cảnh là gì?

Thị thực tái nhập cảnh (hay còn gọi là Visa SB-1) là visa dành cho Thường trú nhân hợp pháp đã ở ngoài nước Mỹ hơn 1 năm, hoặc đã quá hạn Re-entry Permit 2 năm do những trường hợp bất khả kháng.

Thường trú nhân nhập cảnh Mỹ với trình trạng tạm thời sẽ không được xin Visa SB-1 nếu thẻ xanh 2 năm đã hết hạn và chưa nộp đơn xóa bỏ điều kiện thẻ xanh (Ví dụ: chưa nộp đơn I-829 đối với diện đầu tư EB-5).

Các nước được miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam

Hiện nay, Chính phủ đang áp dụng hệ thống các nước miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam song phương cho công dân mang hộ chiếu phổ thông các nước thành viên Asian, đồng thời Chính phủ các nước này cũng áp dụng chính sách thị thực nhập cảnh tương tự đối với công dân Việt Nam sẽ được miễn thị thực khi nhập cảnh vào các quốc gia này cụ thể như sau:

  • Công dân các nước Singapore, Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia và Indonesia sẽ được hưởng chính sách miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam trong vòng 30 ngày.
  • Công dân Philippines được vào Việt Nam trong vòng 21 ngày mà không cần đề nghị cấp thị thực nhập cảnh.
  • Công dân các nước Brunei và Myanmar được miễn xin thị thực nhập cảnh vào Việt Nam trong vòng 14 ngày.

Ngoài ra, công dân của 80 nước mang hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ được miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam và ngược lại, bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Nga, Phần Lan, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italy, v.v…

*** Bên cạnh đó, từ tháng 02 năm 2017, Cục Xuất Nhập Cảnh Việt Nam bắt đầu cấp Visa điện tử Việt Nam (e-visa Việt Nam). Đây là loại thị thực được cấp trực tuyến và cấp thị thực nhập cảnh cho người nước ngoài với thời hạn 30 ngày. Người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực điện tử một (01) lần vào Việt Nam với mục đích du lịch, không áp dụng cho mục đích thương mại, công tác.

Kết

Cùng với những chính sách hấp dẫn thu hút du học sinh trên toàn thế giới, cũng như thu hút lượng lớn người lao động, định cư, hiện nay các quốc gia phát triển dần nới lỏng điều kiện cấp thị thực. Việc này giúp cho thủ tục xin thị thực nhập cảnh của các nước không còn là trở ngại. Nếu như trước đây việc xin thị thực nhập cảnh Nhật Bản là điều vô cùng khó khăn, thì nay VICTORY sẽ giúp bạn thủ tục xin thị thực nhập cảnh các nước, các loại vé máy bay tốt nhất, tiết kiệm chi phí nhất. Hãy liên hệ với VICTORY để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể nhất.

Định cư các nước
Định cư các nước
  • ĐỊNH CƯ UY TÍN VICTORY tự hào là đơn vị tư vấn định cư chuyên nghiệp, tận tâm và có tỷ lệ hồ sơ thành công cao không chỉ riêng các chương trình định cư Canada mà còn tự hào là đơn vị dẫn đầu trong tư vấn định cư Mỹ, định cư Châu Âu và Caribbean, định cư Úc.
  • Địa Chỉ: LM81-28. OT07, Tòa Landmark 81 Vinhome Central Park, 720A Điện Biên Phủ, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 090.720.8879
  • Website: www.dinhcucacnuoc.com
Đăng Ký Nhận Bản Tin


    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN



    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *